Giá gạo giảm xoa dịu áp lực lạm phát khu vực Đông Nam Á

Giá gạo giảm có thể làm giảm áp lực lạm phát tại các quốc gia châu Phi và châu Á phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, bao gồm Nigeria, Indonesia và Philippines.

 

Theo Nikkei Asia, giá gạo quốc tế đang trên đà giảm sau khi Ấn Độ, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, nới lỏng các hạn chế vào tháng 9. Động thái này được coi là sẽ giúp giảm lạm phát tại các quốc gia nhập khẩu chính ở Đông Nam Á và châu Phi.

Tuần trước, giá xuất khẩu gạo xuất khẩu trung bình của Thái Lan đạt 529 USD/tấn, giảm 8% so với tháng trước và giảm 21% so với mức cao nhất trong 15 năm được ghi nhận vào cuối tháng 1.

Giá gạo giảm diễn ra sau thông báo của chính phủ Ấn Độ vào cuối tháng 9 rằng họ sẽ khôi phục lại xuất khẩu gạo không phải là basmati lần đầu tiên sau 14 tháng, trong bối cảnh nguồn cung trong nước hồi phục.

Trước đó, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu loại gạo này vào tháng 7/2023, với lý do cần đảm bảo nguồn cung trong nước và kiềm chế giá cả. Mùa vụ kém và lượng xuất khẩu gia tăng đã đẩy giá gạo lên hơn 30% chỉ trong vòng chưa đầy một năm.

Quyết định này đã góp phần làm tăng giá gạo hơn 100 USD/tấn vào tháng 1.

Bà Miyuki Iiyama, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Nhật Bản cho biết: "Ấn Độ có tác động đáng kể đến thị trường gạo toàn cầu."

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2022-2023, Ấn Độ đã xuất khẩu 20,25 triệu tấn gạo, chiếm 37% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu. Thái Lan và Việt Nam, các nước xuất khẩu lớn tiếp theo, có thị phần từ 10% đến 20%.

Sản lượng thu hoạch dự kiến tăng trong năm nay có thể tiếp tục kéo giá gạo xuống. USDA dự báo sản lượng gạo toàn cầu sẽ tăng 1,7% trong năm 2024-2025, đạt mức kỷ lục 530 triệu tấn.

Sản lượng gạo của Ấn Độ được dự kiến tăng 3%, đạt 142 triệu tấn, nhờ mở rộng diện tích canh tác và lượng mưa thuận lợi. Sản lượng của Thái Lan cũng được kỳ vọng tăng 0,5%.

Giá gạo giảm có thể làm giảm áp lực lạm phát tại các quốc gia châu Phi và châu Á phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, bao gồm Nigeria, Indonesia và Philippines.

Hồi tháng 6, Philippines, nơi gạo chiếm 9% chỉ số giá tiêu dùng, cho biết rằng nước này sẽ giảm thuế nhập khẩu gạo để kiềm chế giá tăng. Chỉ số giá tiêu dùng của nước này tăng 1,9% trong năm vào tháng 9, thấp hơn mức mục tiêu 2% đến 4% của ngân hàng trung ương.

Ông Kota Hirayama chuyên gia của công ty SMBC Nikko Securities nhận định: "Sự giảm giá gạo quốc tế sẽ được phản ánh vào giá tiêu dùng trong tương lai. Điều này có thể giúp kiềm chế lạm phát và tăng thu nhập thực tế của các hộ gia đình."

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Dự báo giá heo hơi ngày 25/10: Có thể tiếp đà giảm tại nhiều địa phương

Sau khi ghi nhận mức 59.000 đồng/kg trở lại thị trường trong phiên sáng nay, nhiều chuyên gia dự báo giá heo hơi ngày mai có thể tiếp đà giảm tại một số tỉnh, thành phố.

Giá thép xây dựng hôm nay 24/10: Thép Trung Quốc phục hồi từ đáy gần một tháng

Khảo sát thị trường quốc tế, giá thép Trung Quốc trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng nhẹ trở lại, phục hồi từ đáy gần một tháng xác lập vào phiên trước. Trong khi đó, giá quặng sắt tiếp tục giảm nhẹ.

Giá cao su hôm nay 24/10: Tiếp tục giảm, cao su Thái Lan chạm đáy hai tháng

Giá cao su hôm nay (24/10) tiếp tục giảm nhẹ trên một số sàn giao dịch. Trong đó, giá cao su tại Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng khi gián đoạn nguồn cung do thời tiết đã giảm bớt.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm chiều ngày 24/10

Giá xăng tiếp tục xu hướng giảm trong chiều ngày 24/10. Duy nhất mặt hàng dầu mazut ghi nhận tăng giá.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO