Giá phân bón ngày 22/7 chững lại, phân urê bán ra với mức giá ổn định

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (22/7) tiếp tục ổn định tại khu vực miền Trung và Tây Nam Bộ. Theo đó, giá phân urê Phú Mỹ, Ninh Bình có giá bán lần lượt là 620.000 - 650.000 đồng/bao và 610.000 - 640.000 đồng/bao.

Tại khu vực miền Trung

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (22/7) giá phân bón tại khu vực miền Trung bình ổn.

Chi tiết như sau, 910.000 - 980.000 đồng/bao là giá bán cao nhất khu vực được áp dụng với phân NPK 20 - 20 - 15.

Song song đó, phân kali bột Phú Mỹ, Hà Anh có cùng mức giá bán 520.000 - 560.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 18/7

Ngày 22/7

Thay đổi

Phân URÊ

Phú Mỹ

620.000 - 650.000

620.000 - 650.000

-

Ninh Bình

610.000 - 640.000

610.000 - 640.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

950.000 - 980.000

950.000 - 980.000

-

Song Gianh

910.000 - 930.000

910.000 - 930.000

-

Phân KALI bột

Phú Mỹ

520.000 - 560.000

520.000 - 560.000

-

Hà Anh

520.000 - 560.000

520.000 - 560.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

720.000 - 740.000

720.000 - 740.000

-

Phú Mỹ

710.000 - 730.000

710.000 - 730.000

-

Lào Cai

700.000 - 720.000

700.000 - 720.000

-

Phân Lân

Lâm Thao

280.000 - 300.000

280.000 - 300.000

-

Lào Cai

270.000 - 290.000

270.000 - 290.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Tại khu vực Tây Nam Bộ

Cũng theo ghi nhận, thị trường phân bón tại khu vực Tây Nam Bộ tiếp tục trầm lặng.  

Trong đó, phân DAP Hồng Hà, Đình Vũ đang được mua bán với mức giá trong khoảng 840.000 - 1.300.000 đồng/bao. 

Cùng lúc, phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò được các đại lý bán ra với giá bán 870.000 - 900.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 18/7

Ngày 22/7

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

620.000 - 640.000

620.000 - 640.000

-

Phú Mỹ

610.000 - 630.000

610.000 - 630.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.250.000 - 1.300.000

1.250.000 - 1.300.000

-

Đình Vũ

840.000 - 870.000

840.000 - 870.000

-

Phân KALI Miểng

Cà Mau

500.000 - 530.000

500.000 - 530.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

600.000 - 640.000

600.000 - 640.000

-

Phú Mỹ

600.000 - 640.000

600.000 - 640.000

-

Việt Nhật

610.000 - 650.000

610.000 - 650.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

870.000 - 900.000

870.000 - 900.000

-

Số liệu: 2nong.vn

   Nguồn: Wichart 

Ngành phân bón Nga đặt mục tiêu chiếm 25% thị phần thế giới năm 2030

Các nhà sản xuất phân bón Nga dự kiến sẽ nâng thị phần toàn cầu từ 20% hiện nay lên 25% vào năm 2030, bất chấp lệnh cấm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), nhờ chuyển hướng xuất khẩu sang các quốc gia thuộc nhóm BRICS.

Mục tiêu nâng thị phần phân bón trên thế giới được người đứng đầu hiệp hội ngành phân bón Nga báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm (17/7), theo Reuters.

Liên minh châu Âu đã áp mức thuế mới đối với phân bón Nga, có hiệu lực từ ngày 1/7 và sẽ tăng dần trong ba năm tới đến mức gần như cấm đoán. Trước đó, Nga chiếm tới 25% tổng lượng phân bón nhập khẩu  của EU.

“Chúng tôi không e ngại các loại thuế hay rào cản thương mại. Thị trường thế giới rất rộng lớn. Điều quan trọng là chúng tôi đang chuyển trọng tâm sang thị trường các nước BRICS,” ông Andrei Guryev, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất phân bón Nga, khẳng định với Tổng thống Putin.

“Hiện nay, thị trường BRICS chiếm gần 50% tổng mức tiêu thụ phân bón khoáng trên toàn cầu và đây là thị trường còn nhiều tiềm năng tăng trưởng,” ông Guryev nói thêm. Ông cũng từng là CEO kiêm cổ đông lớn của Phosagro – một trong những công ty phân bón hàng đầu của Nga.

Ông Guryev cho biết Nga – quốc gia xuất khẩu  phân bón lớn nhất thế giới – sẽ sản xuất 65 triệu tấn phân bón khoáng vào năm 2025. Ông cũng nhấn mạnh rằng xuất khẩu phân bón sang Ấn Độ đã tăng gấp 4 lần trong những năm gần đây.

Các nhà sản xuất lớn của Nga như Phosagro, Uralkali, Eurochem, Acron và Uralchem hiện đang sản xuất và xuất khẩu các loại phân bón phốt phát, kali và đạm.

Ông Guryev dự báo giá phân bón toàn cầu có thể tăng tới 30% do chính sách thuế mới của EU. Theo ông, chi phí phân bón tăng cao kết hợp với lệnh cấm nhập khẩu từ Nga sẽ buộc nông dân EU phải giảm diện tích gieo trồng và yêu cầu thêm trợ cấp từ chính phủ.

 Ảnh: Gia Ngọc

 

 

Gia Ngọc
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá lúa gạo hôm nay 22/7: Tiếp tục xu hướng tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay (22/7) tại thị trường trong nước ghi nhận mức tăng nhẹ, với gạo nguyên liệu OM18 và cám cùng tăng 50 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu nhích lên 3 USD/tấn, đạt mức 380 USD/tấn.

VASEP: Xuất khẩu tôm tháng 7 có thể chững lại do đơn hàng 'tránh thuế' đối ứng đã giao sớm

VASEP dự báo trong tháng 7, xuất khẩu tôm chững lại so với tháng 5, 6 do các đơn hàng "tránh thuế" đã được đẩy đi sớm. Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.

Bảng giá vàng ngày 22/7: Vàng SJC vọt lên 122 triệu, nhẫn trơn và nữ trang tăng sốc đến 1 triệu đồng/lượng

Trưa 22/7, thị trường vàng trong nước tiếp tục bùng nổ với đà tăng mạnh trên diện rộng. Giá vàng miếng SJC chạm đỉnh 122 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn trơn và nữ trang cũng tăng vọt, có nơi điều chỉnh đến 1 triệu đồng/lượng.

Sầu riêng nội địa Trung Quốc: Từ thử nghiệm gian nan đến dự kiến vụ thu hoạch 2.000 tấn

Sau nhiều năm thử nghiệm và cải tiến kỹ thuật, Trung Quốc bắt đầu thu hoạch lứa sầu riêng nội địa tại Hải Nam với sản lượng dự kiến 2.000 tấn trong năm 2025.