Kết thúc phiên giao dịch 4/7, giá thép thanh kỳ hạn tháng 7 trên Sàn Thượng Hải tăng 0,95% (29 nhân dân tệ) lên mức 3.078 nhân dân tệ/tấn. Trên Sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 7 tăng 6,3% (45,5 nhân dân tệ) lên mức 768 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 7 trên Sàn Singapore-SGX giảm 0,46 USD về mức 95,89 USD/tấn.
So với cuối tuần trước, giá thép thanh trên Sàn Thượng Hải, quặng sắt trên Sàn Đại Liên và SGX thay đổi tương ứng (+2,8%), (+6%) và (+1,4%).
Diễn biến giá thép kỳ hạn tháng 7 trên Sàn Thượng Hải. Nguồn: Barchart
Giá hợp đồng tương lai quặng sắt tiếp tục đà tăng vào cuối tuần, ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ tâm lý thị trường được cải thiện sau khi các quan chức Trung Quốc kêu gọi kiểm soát cạnh tranh giá gay gắt giữa các doanh nghiệp.
Đầu tuần này, Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương Trung Quốc đã kêu gọi áp dụng các biện pháp mạnh hơn để hạn chế cạnh tranh hạ thấp giá thái quá trong ngành. Động thái này làm dấy lên kỳ vọng về một vòng cải cách nguồn cung mới trong lĩnh vực thép vốn đang dư thừa, từ đó hỗ trợ biên lợi nhuận của các nhà máy luyện thép và nâng cao khả năng chấp nhận giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt.
Theo dữ liệu từ SteelHome, tổng lượng tồn kho quặng sắt tại các cảng Trung Quốc tính đến ngày 4/7 giảm 0,15% so với tuần trước, xuống còn 133,4 triệu tấn, góp phần hỗ trợ diễn biến giá. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu suy yếu do các biện pháp kiểm soát sản lượng ở Đường Sơn đã phần nào hạn chế đà tăng giá.
Sản lượng gang trung bình ngày cũng giảm 0,6% trong tuần, xuống mức thấp nhất kể từ ngày 19/4, ghi nhận 2,41 triệu tấn, theo dữ liệu từ Mysteel.
Trong khi đó, cam kết của chính phủ Trung Quốc về việc tái cơ cấu ngành công nghiệp và cắt giảm công suất thừa được xem là yếu tố tích cực đối với thị trường. Việc cải tổ được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các nhà máy và lò luyện trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản kéo dài và xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng tại các thị trường nhập khẩu chính đang làm giảm nhu cầu thép. Tập đoàn Baosteel – nhà sản xuất lớn của Trung Quốc – dự báo sản lượng thép quốc gia năm nay sẽ giảm 50 triệu tấn.
Ngoài ra, chỉ số PMI ngành xây dựng do Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố đã tăng lên mức cao nhất trong ba tháng vào tháng 6, vượt qua các lĩnh vực khác của nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tâm lý thị trường. Tuy vậy, đà phục hồi cũng bị kìm hãm bởi việc xuất khẩu quặng sắt từ cảng Hedland của Australia tăng mạnh trong tháng 5, sau khi gián đoạn do thời tiết xấu đầu năm.
Trong khi đó, việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thép của EU từ ngày 1/7 - 30/9 cũng tạo ra nhiều biến động.
Theo SteelData, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia tích cực nhất khi đã sử dụng hạn ngạch trong 9 danh mục, đặc biệt là thép thanh, tôn thiếc và ống hàn cỡ lớn. Một số quốc gia khác như Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ và Algeria cũng đã vượt hạn ngạch trong các danh mục nhất định.
Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng hạn ngạch trong quý này nhìn chung giảm so với quý trước, phản ánh tác động của các biện pháp bảo hộ nhập khẩu mới từ EU và sự thay đổi dòng chảy thương mại do chính sách thuế của Mỹ cũng như biến động giá tại châu Âu.
Trong nước, các doanh nghiệp bình ổn giá bán. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.430đ/kg; thép CB300 ở mức 13.030đ/kg. Trong khi đó, ở doanh nghiệp thép Việt Ý, giá thép CB240 ở mức 13.530đ/kg; thép D10 CB300 ở mức 13.230đ/kg. Thép Việt Sing lần lượt ghi nhận 13.430đ và 13.180đ/kg.
Giá thép ghi nhận tới ngày 5/7/2025. Nguồn: SteelOnline
Giá cao su ghi nhận một tuần khởi sắc do lo ngại thời tiết xấu tại Thái Lan và Trung Quốc gây áp lực lên nguồn cung.
Giá vàng trong nước trưa nay (5/7) đồng loạt “án binh bất động” trên toàn thị trường. Vàng miếng SJC tiếp tục neo ở mức 120,9 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn trơn và vàng nữ trang cũng giữ nguyên sau đợt giảm nhẹ trước đó.
Tập đoàn Nhật Bản muốn đầu tư dự án và chuyển đổi các nhà máy điện than sang năng lượng sinh khối tại Việt Nam.
Giá dầu thô giảm nhẹ trong phiên giao dịch thưa thớt do nghỉ lễ vào thứ Sáu (4/7), khi thị trường hướng sự chú ý đến cuộc họp OPEC+ cuối tuần này và khả năng các quốc gia thành viên sẽ quyết định tăng sản lượng.