Động thái này diễn ra sau khi giá dầu giảm so với mức đỉnh trong năm nay hồi tháng 1, do nguồn cung dồi dào, triển vọng nhu cầu yếu từ Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, và căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng leo thang.
“Mặc dù mức giảm 10 USD/thùng kể từ giữa tháng 1 lớn hơn dự báo trong kịch bản cơ sở, chúng tôi vẫn hạ kỳ vọng giá dầu Brent tháng 12/2025 xuống còn 71 USD/thùng – giảm 5 USD,” các chuyên gia phân tích của Goldman, bao gồm Daan Struyven, cho biết trong một ghi chú ngày Chủ nhật.
Diễn biến giá dầu Brent trong 6 tháng qua (Nguồn: Tradingeconomics, Đơn vị: USD/thùng)
“Rủi ro trung hạn đối với dự báo này vẫn nghiêng về chiều giảm, do khả năng xung đột thuế quan leo thang thêm và quá trình OPEC+ tăng sản lượng có thể diễn ra lâu hơn”.
Một số nhà giao dịch dầu mỏ lớn nhất thế giới cũng trở nên bi quan hơn, trong đó Vitol Group và Gunvor Group đều dự báo tình trạng dư cung. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuần trước cũng cho biết nhu cầu dầu đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc chiến thương mại leo thang, cùng với cam kết tăng nguồn cung của OPEC và các đồng minh. IEA dự báo thị trường sẽ dư thừa khoảng 600.000 thùng/ngày trong năm nay, tương đương 0,6% mức tiêu thụ toàn cầu mỗi ngày.
Tuy vậy, Goldman Sachs cho biết họ vẫn kỳ vọng giá dầu sẽ phục hồi nhẹ trong vài tháng tới, nhờ tăng trưởng kinh tế Mỹ hiện vẫn còn khá vững vàng, và các lệnh trừng phạt của Washington vẫn chưa có dấu hiệu nới lỏng. Ngoài ra, các rủi ro địa chính trị vẫn hiện hữu, bao gồm lệnh tấn công mới nhất của Mỹ vào các địa điểm do phiến quân Houthi kiểm soát tại Yemen, trong bối cảnh nhóm này tiếp tục đe dọa hoạt động vận tải biển ở Biển Đỏ.
Goldman cũng cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu trong tháng 1 sẽ tăng 900.000 thùng/ngày, thấp hơn 18% so với dự báo trước đó.
Ngân hàng này dự đoán giá dầu Brent sẽ dao động trong khoảng từ 65 đến 80 USD/thùng, và bình quân năm 2026 có thể đạt 68 USD/thùng.
Giá dầu thô tăng trở lại 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (14/3), kết thúc tuần gần như không thay đổi khi nhà đầu tư cân nhắc triển vọng mờ nhạt về việc chiến tranh Ukraine sớm kết thúc, điều có thể đưa nguồn cung năng lượng từ Nga trở lại thị trường phương Tây.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô Brent tăng 1,1% lên 70,65 USD/thùng sau khi giảm 1,5% vào phiên trước đó, và giá dầu WTI của Mỹ cũng tăng 0,95% lên 67,18 USD/thùng, sau khi mất 1,7% vào thứ Năm (13/3). Tuy nhiên, so sánh với đầu năm, giá dầu Brent giảm 12% và dầu WTI giảm 14%.
Indonesia sẽ ngừng nhập khẩu gạo trong năm nay lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, nhờ sản lượng tăng vọt và kho dự trữ dồi dào, theo Bloomberg.
Giá thịt heo được ghi nhận kéo dài xu hướng đi ngang tại hệ thống cửa hàng WinMart và Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền. Trong khi đó, giá heo hơi đã trở lại đà tăng tại cả ba miền trong sáng nay.
JP Morgan dự báo giá vàng có thể đạt 4.000 USD/ounce trong 12 tháng tới ngay cả khi kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng, nhấn mạnh vai trò của vàng trong chiến lược đa dạng hóa tài sản giữa bối cảnh nhiều bất ổn, theo Kitco News.
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (9/5) kéo dài đà đi ngang tại nhiều khu vực. Theo đó, phân kali bột Cà Mau, Phú Mỹ có giá bán lần lượt là 540.000 - 580.000 đồng/bao và 540.000 - 570.000 đồng/bao.