CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - Mã: HNG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III tiếp tục ghi nhận một quý kinh doanh ảm đạm.
Doanh thu thuần của công ty giảm 12% so với cùng kỳ xuống còn 141 tỷ đồng do doanh thu bán trái cây giảm sâu.
Doanh nghiệp cho biết trong quý III sản lượng cây ăn trái là 2.903 tấn, giảm 56% so với cùng kỳ (6.556 tấn), nên doanh thu chỉ đạt gần 50 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ diện tích vườn chuối thu hoạch trong kỳ giảm so với cùng kỳ (từ 1.920 ha giảm còn 494 ha), do diện tích vườn chuối trông lâu năm, chất lượng và năng suất không còn đạt hiệu quả nên công ty phải dừng chăm sóc để tập trung làm lại mặt bằng, cải tạo vườn cây để nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Đồng thời công ty đang triển khai mô hình xí nghiệp với việc đầu tư hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị cơ giới hóa, áp dụng quy trình kỹ thuật mới để ổn định về sản lượng, nâng cao năng suất và chất lượng trong thời gian tới.
Sản lượng cây cao su trong quý vừa qua là 2.401 tấn, doanh thu đạt 90 tỷ đồng. Nguyên nhân là tổng diện tích vườn cao su đã trồng hoàn thiện là 15.192 ha, tuy nhiên diện tích có thể khai thác hiệu quả chỉ đạt 4.932 ha.
Theo quy định của Chuẩn mực kế toán công ty đang hạch toán trích chi phí khấu hao cho toàn bộ diện tích vườn cây cao su đã hình thành tài sản cố định kể cả các vườn cây không cho thu hoạch, dẫn đến doanh thu không bù đắp đủ chi phí.
Đồng thời, chi phí tài chính phát sinh trong quý là 116 tỷ đồng, trong đó lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản công nợ có gốc ngoại tệ là 54 tỷ đồng, chi phí lãi vay phát sinh từ gốc vay trước đây của các dự án cao su, cọ dầu là 62 tỷ đồng.
Kinh doanh dưới giá vốn cộng thêm việc phải gánh khoản chi phí tài chính khiến HAGL Agrico lỗ sau thuế 182 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng, HAGL Agrico ghi nhận doanh thu thuần 288 tỷ, bằng 66% cùng kỳ năm ngoái và lỗ ròng 546 tỷ đồng.
Việc liên tục thua lỗ khiến khoản lỗ luỹ kế tính tới cuối quý III là 8.648 tỷ đồng, ăn mòn vốn chủ sở hữu còn 1.859 tỷ.
Quy mô nguồn vốn tính tới cuối tháng 9 là 15.948 tỷ đồng. Trong đó dư nợ vay là 9.681 tỷ đồng (tăng hơn 500 tỷ sau một quý) bao gồm 1.410 tỷ vay dài hạn.
Chủ nợ lớn nhất của HAGL Agrico là Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico) - công ty mẹ với 7.757 tỷ đồng, tiếp đó là HAGL (Mã: HAG) với 1.019 tỷ, còn lại chủ yếu từ ngân hàng. Tổng chi phí đi vay ba quý đầu năm là 217 tỷ.
Vốn lưu động của công ty âm 9.920 tỷ đồng tại ngày 30/9.
9 tháng đầu năm, lãi tiền gửi ngân hàng của MWG ghi nhận 1.163 tỷ đồng cùng khoản lãi từ đầu tư trái phiếu 411 tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận của công ty.
Trong tháng 9, MWG đã dừng đóng thêm cửa hàng thuốc An Khang trong khi riêng tháng 8 doanh nghiệp đóng thêm 61 cửa hàng. Công ty tiếp tục mở mới chuỗi Bách Hoá Xanh và EraBlue.
Lợi nhuận VEAM tăng trưởng tích cực trong quý III nhờ khoản lãi lớn từ các công ty liên doanh, liên kết.
Tính tới sáng 30/10, theo dữ liệu từ Wichart đã có hơn 700 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán công bố báo cáo tài chính quý III. Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng đã công bố sơ bộ kết quả kinh doanh quý III.