11 giờ trưa, tiệm cơm thố nằm trên đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu, Đà Nẵng bắt đầu tấp nập shipper “áo xanh”. “Có những hôm tài xế Grab đông quá trời, xếp hàng dài từ trong quán ra tới tận cửa. Nhiều bác tài ngồi luôn ở quán cà phê đối diện, vừa uống vội ly cà phê, vừa chờ lấy đơn” - anh Hoàng Văn Hào, chủ thương hiệu Cơm thố Thiên Phúc cho biết.
Vừa thoăn thoắt làm cơm cho khách, anh Hào vừa chia sẻ từ lâu đã ấp ủ ước mơ mở một nhà hàng của riêng mình. Năm 2023, nhận thấy cơm thố là xu hướng ẩm thực đang lên tại Đà Nẵng, anh đã quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực với thương hiệu Cơm thố Thiên Phúc.
Dù đã có kinh nghiệm hơn 3 năm làm tại một bếp Hàn, nhưng anh Hào vẫn gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu khởi nghiệp. “Quán mới, chỉ phục vụ ăn tại chỗ nên không mấy khách hàng biết đến, chủ yếu là khách quen ở khu vực lân cận” - anh Hào bồi hồi nhớ lại, “Nhưng cũng may, hồi đó được mọi người khuyên nên bán thêm trên GrabFood, vậy là mình đăng ký thử.”
Hai tháng đầu “lên app”, quán của anh bắt đầu có đơn nhưng số lượng không nhiều, trừ đi các chi phí quảng bá, lợi nhuận ít làm anh hơi lo lắng. Đến tháng thứ 3, quán “bùng nổ” doanh số, mỗi ngày phục vụ từ trăm mấy đến hai trăm đơn. “Giờ thì GrabFood chiếm khoảng 60% doanh thu của quán” - anh Hào chia sẻ.
Yếu tố đặc biệt khác giúp Cơm thố Thiên Phúc bỗng “nổ” đơn liên tục chính là đội ngũ tài xế Grab. “Điều mình không ngờ nhất là nhờ lượng lớn shipper đến xếp hàng lấy đơn mỗi trưa, nên quán thu hút nhiều người qua đường. Họ tò mò nên cũng ghé quán ăn thử, nhiều người trở thành khách quen luôn. Bởi vậy, không chỉ có đơn hàng online tăng, mà vào khung giờ ăn trưa hay ăn tối, quán lúc nào cũng gần như “full” bàn”.
Thậm chí đôi khi, anh Hào còn gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười” vì lượng đơn quá nhiều. Còn nhớ một lần sau Tết, app “nổ” 100 đơn hàng cùng lúc khiến anh phải vội vàng tạm tắt app. “Mình sợ không đủ cơm để bán. Cơm thì có 200 suất mà GrabFood đã có tận 100 đơn rồi. Hoảng quá đành tắt app luôn” - anh Hào bật cười nhớ lại.
Nhìn lại hành trình gần 2 năm qua với Grab, anh Hào không khỏi xúc động: “Nhờ kinh doanh trên GrabFood mà nhiều người biết tới quán hơn, nhất là khách du lịch nước ngoài. Họ đến ăn mà cứ khen ‘good, good’ suốt làm mình rất vui.”
Trái ngược với câu chuyện của Cơm thố Thiên Phúc, anh Lê Đức Anh, chủ thương hiệu Bún chả Việt, lại là “tay ngang” rẽ sang ẩm thực. Chia sẻ về lý do “bén duyên” với món bún chả, anh Đức Anh gọi ấy là duyên số khi sau biến cố kinh doanh, anh rời Sài Gòn về lại Hà Nội.
“Hôm đó quay lại quán bún chả quen thì thấy đã nghỉ bán. Hỏi ra mới biết bác chủ cao tuổi nên không làm nữa. Lúc ấy mình chợt nghĩ hay mình thử làm, vì dù sao bún chả cũng là món yêu thích của mình. Vậy là mình mạo muội đến xin học nghề, nhưng bị bác chủ từ chối”, anh Đức Anh bồi hồi nhớ lại, “Hơn một tháng trời, tuần nào mình cũng tới một hai lần để thuyết phục bác”. Cuối cùng, trước sự chân thành của anh, bà chủ quán quyết định truyền nghề, tỉ mỉ dạy từng khâu, từ chọn rau, tẩm ướp thịt đến cách nướng thịt.
Sau khi thuần thục, anh Đức Anh bắt đầu vạch ra những hướng đi khác biệt cho Bún chả Việt. Đầu tiên, thay vì chỉ mở cửa vào buổi trưa, quán của anh phục vụ bún chả từ trưa đến tối. Tiếp theo, tận dụng lợi thế lớn lên trong gia đình có truyền thống sản xuất nhựa nên am hiểu về máy móc, anh dày công nghiên cứu và đưa vào vận hành nhiều loại máy như: máy nướng chả, máy nặn thịt, máy đánh vỉ,...
Cuối cùng, với định hướng xây dựng chuỗi “bún chả online”, anh chọn GrabFood làm kênh bán online chính. “Bản thân mình là người dùng GrabFood đã lâu, tự mình trải nghiệm dịch vụ nên thấy rất tiện lợi. Chưa kể, việc đặt đồ ăn online giờ đã quá phổ biến nên mình quyết định mở gian hàng trên nền tảng này luôn, mục tiêu là tiếp cận tệp khách hàng lớn của họ" - anh Đức Anh chia sẻ.
Ngoài ra, để quảng bá thương hiệu, anh tích cực tham gia nhiều chương trình quảng cáo, điển hình như Grab Ngon Rẻ, Bữa trưa 0đ… Nhờ vậy, sau một thời gian, doanh thu của Bún chả Việt tăng trưởng nhanh chóng, lên hơn trăm đơn mỗi ngày. “Hiện nay, doanh thu từ GrabFood chiếm tới 40% tổng doanh thu của quán”, anh Đức Anh khẳng định, “Nói chung là không bao giờ mình bỏ được Grab. Bán hàng trên GrabFood đang là điểm mạnh của quán, với cả mình cũng thích kinh doanh online nữa.”
Chia sẻ về dự định trong tương lai, anh cho biết đang tập trung hoàn thiện bếp trung tâm tại Hà Nội và sẽ mở thêm 10 quán online khác. Nếu mô hình này thành công, anh sẽ “Nam tiến”. “Mình rất thích Sài Gòn. Việc quyết định khởi nghiệp lại với món bún chả, cũng như sự đồng hành của GrabFood chính là đòn bẩy để mình được trở lại thành phố mà mình luôn yêu mến”, anh Đức Anh cho biết.
Startup Coolmate vừa công bố hoàn tất huy động 6 triệu USD từ vòng gọi vốn Series B.
TP HCM không cho phép các chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở phân lô bán nền, ngoại trừ trường hợp chủ đầu tư có mục tiêu tái định cư bằng nền đất tại khu vực ngoại thành.
Việt Nam được đánh giá là thị trường nhỏ với ít nhà đầu tư, tổ chức, ít cơ hội sáp nhập và mua lại.
Áp lực chi phí, chậm chạp trong cuộc cách mạng xe điện khiến nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu rơi vào bế tắc.