Reuters trích dẫn tài liệu toà án cho biết các ngân hàng đã tài trợ cho hai nhà giao dịch cà phê Brazil, vừa nộp đơn xin tái cấu trúc nợ dưới sự giám sát của tòa án tuần trước, đang nắm tổng khoản tín dụng 1,1 tỷ reais (tương đương 181,6 triệu USD).
Theo tài liệu, con số này chỉ bao gồm các khoản tạm ứng mà các ngân hàng cấp cho Atlantica và Cafebras trong các hợp đồng liên quan đến xuất khẩu cà phê tương lai, gọi là ACCs tại địa phương. Hiện chưa rõ hai công ty này có nợ thêm các nhà rang xay hay nhà nhập khẩu cà phê nào khác từ các thỏa thuận cung ứng hay không.
Ngân hàng lớn nhất Brazil, Banco do Brasil SA (do nhà nước kiểm soát), chiếm phần lớn khoản nợ với 765 triệu reais, tiếp theo là Banco BTG Pactual với 181,5 triệu reais và Banco do Nordeste với 100,9 triệu reais, tài liệu cho biết. Ba ngân hàng khác có khoản tín dụng nhỏ hơn từ các hợp đồng ACC.
Atlantica và Cafebras, đều thuộc sở hữu của tập đoàn cà phê Montesanto Tavares, đã nộp đơn xin đàm phán một phần lớn khoản nợ tại tòa tuần trước, một động thái có thể dẫn tới phá sản nếu các cuộc đàm phán không thành công.
Sự việc khiến thị trường cà phê lo lắng, với việc các nhà nhập khẩu cà phê e ngại không nhận được đơn hàng hoặc các nhà xuất khẩu khác tại Brazil có thể đối mặt với khó khăn tài chính khi giá cà phê tăng vọt.
Banco do Brasil, BTG Pactual và Banco do Nordeste hiện chưa đưa ra bình luận khi được yêu cầu phản hồi.
Trong hồ sơ gửi tòa, Atlantica và Cafebras cho biết đợt tăng giá gần đây là thách thức lớn nhất đối với hoạt động của họ, do gây ra các yêu cầu ký quỹ (margin calls) trong hoạt động phòng vệ rủi ro.
Một nhà môi giới cà phê, bày tỏ ngạc nhiên về quy mô tín dụng mà hai nhà giao dịch này có, đặc biệt là phần từ Banco do Brasil.
"Đây là một khoản tiền rất lớn đối với những công ty không quá lớn," người này nhận xét.
Theo Bloomberg, tính đến ngày 29/11, hợp đồng tương lai cà phê arabica ghi nhận mức tăng gần lớn nhất trong một tháng kể từ năm 2014, với đợt tăng giá được thúc đẩy bởi lo ngại về nguồn cung toàn cầu và áp lực tài chính mà các nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt.Giá loại cà phê này đã tăng khoảng 70% trong năm nay.
Ông Harry Howard, nhà môi giới tại Sucden Financial, cho biết các nhà giao dịch đang theo dõi sát các thông tin về khó khăn tài chính của các nhà xuất khẩu.
Việc giá cà phê tăng vọt đồng nghĩa với chi phí phòng ngừa rủi ro cũng tăng theo, do yêu cầu ký quỹ cao hơn. Theo các nhà giao dịch, một phần đợt tăng giá gần đây xuất phát từ việc một số bên tham gia thị trường tháo gỡ các vị thế phòng ngừa rủi ro, buộc phải mua hợp đồng tương lai để bù đắp các vị thế bán khống.
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
Khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia trong ngành chia đều quan điểm giữa xu hướng tăng và trung lập đối với triển vọng ngắn hạn của giá vàng, trong khi các nhà đầu tư cá nhân đã từ bỏ xu hướng lạc quan.
Tuần qua, giá tiêu trong nước quay đầu giảm từ 1.000 đến 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam lại tăng 200 USD/tấn – diễn biến trái chiều so với xu hướng giảm tại nhiều quốc gia khác.
Giá cà phê trong nước giảm mạnh 6.000 – 6.300 đồng/kg trong tuần qua và đang được giao dịch ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2024. Các nhà rang xay lớn đang mua vào một cách thận trọng trước rủi ro thuế quan, trong khi các nhà xuất khẩu bắt đầu chốt lời và đưa thêm hàng tồn kho ra thị trường.