Với việc thị trường Việt Nam đang ngày càng bão hòa trong nhiều lĩnh vực cùng mộng tưởng chinh phục thế giới, nhiều DN Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây, đã không ngần ngại tìm đường xuất ngoại.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ không đề cập đến những ‘cây đa cây đề’ đã ra biển lớn từ lâu và có những thành công nhất định như Viettel hay FPT, mà chỉ đào sâu những gương mặt mới nổi bật trong các lĩnh vực mới như VinFast – xe điện, Tập đoàn Thế Giới Di Động – phân phối hàng điện tử hay THACO/HAGL Agrico – sản xuất và chế biến nông sản cùng logistics.
Để thuận lợi cho việc lên sàn NASDAQ, VinFast từng công bố về kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất ô tô có tổng đầu tư 1,4 tỷ USD ở Bắc Carolina (Mỹ), song họ mới thông báo hoãn việc xây dựng nó lại để tập trung xây nhà máy ở Indonesia và Ấn Độ ở năm 2024. Bên cạnh đó, Vingroup cũng đã triển khai kinh doanh Xanh SM ở Indonesia.
Phần mình, sau thất bại với dự án BigPhone – Bluetronics tự làm ở Campuchia, MWG đã chọn Indonesia và đối tác Earaja để hợp tác thành lập chuỗi Erablue.
Chuỗi Erablue ở Indonesia - liên doanh giữaErajaya và MWG. (Ảnh:Erablue)
Với dự án Erablue, MWG nắm 45% cổ phần, tức họ chỉ là nhà đầu tư và tư vấn chiến lược kinh doanh, chứ chuỗi này vẫn là công ty con của Erajaya. Như thế, MWG đã không xuất khẩu được thương hiệu cũng như con người Việt Nam sang thị trường Indonesia. Hướng đi ít mạo hiểm này của MWG đã mang về những thành quả tích cực, khi Erablue đã mở được gần 110 cửa hàng ở Indonesia và sinh lời cho MWG sau 2 năm.
Sau khi hoàn tất thâu tóm HAGL Agrico từ tay Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai năm 2021, THACO đã chính thức mở rộng đầu tư sang nước ngoài – cụ thể là Lào và Campuchia. Cho đến thời điểm hiện tại, HAGL Agrico vẫn đang lỗ nhưng công ty mẹ THACO Agri lại không gặp nhiều khó khăn khi lần đầu xuất ngoại. Họ đang là một trong những DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lớn nhất nhì Đông Bắc Lào. Tương lai, THACO còn muốn đầu tư vào logistics ở khu vực này.
Theo đó, châu Á vẫn là ‘thiên đường’ cho các DN Việt Nam khi muốn vượt biển kiếm ăn và càng đi xa thì độ khó trong việc đầu tư - xuất khẩu 'chất xám' Việt càng tăng lên.
Lào vẫn là chân ái của nhiều DN Việt Nam khi lựa chọn xuất ngoại đầu tư
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 164 dự án mới và 26 lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt gần 664,8 triệu USD - tăng 57,7% so với năm 2023.
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 16 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (chiếm 30,2% vốn, trong khi năm 2023 không có dự án nào thuộc ngành này); công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 21% vốn, gấp 8,7 lần cùng kỳ); sản xuất phân phối điện (chiếm 14,2%, tăng 12,1% so với năm 2023)…
Có 31 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong năm 2024. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (chiếm 28,8% vốn, tăng 62,2% so với năm 2023); Indonesia (chiếm 20,7% vốn, gấp 227 lần năm 2023); Ấn Độ (chiếm 13,5% vốn, gấp 59,7 lần cùng kỳ)…
Lũy kế đến hết năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư từ Việt Nam hơn 22,59 tỷ USD.
Cụ thể: các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 18/21 ngành, tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (hơn 7 tỷ USD, chiếm 31% vốn); nông, lâm nghiệp, thủy sản (gần 3,4 tỷ USD, chiếm 15% vốn) và thông tin truyền thông (hơn 2,84 tỷ USD, chiếm 12,6% vốn).
Unitel - liên doanh giữa Viettel và Công ty viễn thông Lào Asia, là gương thành công của DN Việt khi đầu tư vào Lào. (Ảnh: Viettel)
Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (gần 5,7 tỷ USD, chiếm 25,1% vốn); Campuchia (gần 2,94 tỷ USD, chiếm 13% vốn); Venezuela (gần 1,83 tỷ USD, chiếm 8,1% vốn).
Theo đó, chúng ta có thể thấy, Lào là thị trường đầu tư yêu thích của nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất ngoại; và Việt Nam luôn nằm trong top 3 nước đầu tư nhiều nhất vào Lào.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào 17/18 tỉnh, thành phố của Lào, đóng góp ngân sách cho Chính phủ Lào trong 5 năm gần đây đạt khoảng 200 triệu USD/năm, thực hiện chính sách an sinh xã hội lũy kế đến nay khoảng 160 triệu USD.
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hiện Việt Nam có 6 ngân hàng đang hoạt động ở Lào là Vietcombank, VietinBank, SHB, MB, Sacombank và Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (giữa BIDV và Ngân hàng Ngoại Thương Lào). Về mảng bảo hiểm có BIC, PTI, MIC và BSH. Mảng năng lượng – xăng dầu – khai khoáng xuất hiện những cái tên sừng sỏ như Petrolimex, PV Oil, Tập đoàn Việt Phương, Cavico, Vinachem…
Trong lĩnh vực viễn thông: Công ty Star Telecom (Unitel) là liên doanh giữa Viettel và Công ty viễn thông Lào Asia, hiện đang chiếm 58% thị phần di động Lào với hơn 3,5 triệu thuê bao, tạo ra việc làm cho hơn 27.000 lao động địa phương.
HAGL Agrico Lào (Ảnh: THACO)
Về lĩnh vực nông nghiệp, trước đây ở thị trường Lào có Vinamilk, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Cao su Việt Nam và mới nhất là THACO. Tính đến tháng 1/2025, THACO đã đầu tư 31.000 tỷ đồng vào Campuchia, 19.000 tỷ đồng tại Lào.
Vào đầu năm 2024, Chính phủ Lào đã trao Giấy phép đầu tư cho Công ty TNHH Đầu tư và Sản xuất kinh doanh nông nghiệp Nam Lào về việc thực hiện Dự án đầu tư sản xuất trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi bò quy mô lớn tại Lào. Dự án này có tổng vốn đầu tư 750 triệu USD với diện tích 27.584 ha. Công ty Nam Lào được thành lập trên cơ sở sáp nhập từ hai công ty của HAGL Agrico là Hoàng Anh Attapeau và Hoàng Anh Quang Minh.
VinFast làm thay đổi bức tranh đầu tư nước ngoài của DN Việt Nam trong năm 2024
Trong năm 2024, việc VinFast chuyển hướng đầu tư từ thị trường Mỹ về lại châu Á – cụ thể Ấn Độ và Indonesia, khiến cả hai lần đầu xuất hiện trong top 3 thị trường đầu tư lớn nhất của DN Việt Nam; bên cạnh Lào luôn nằm trong top đầu.
Tháng 7/2024, VinFast Global đã khởi công xây dựng dự án nhà máy sản xuất xe điện tại Subang - Indonesia với quy mô 50.000 xe mỗi năm và dự kiến đưa vào vận hành trong nửa cuối năm 2025. VinFast dự định sẽ đầu tư khoảng 200 triệu USD vào Indonesia trong giai đoạn đầu và dự kiến sẽ đầu tư tối thiểu 1,2 tỷ USD trong dài hạn.
Bên cạnh đó, V-Green cũng đã bắt tay với tập đoàn Prime Group thông qua công ty con tại UAE, nhằm phát triển khoảng 100.000 trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia trong vòng 3 năm. Tháng 12/2024, Xanh SM cũng đã chính thức mở rộng sang Indonesia và đây là thị trường thứ ba của Xanh SM sau Lào - Việt Nam.
Mới đây, VinFast vừa công bố về việc: Ngân hàng quốc doanh Bank Negara Indonesia (BNI) và Ngân hàng PT Bank Maybank Indonesia Tbk (Maybank) đã ký hợp đồng cho họ vay hợp vốn dài hạn trị giá 1,85 nghìn tỷ IDR (tương đương 110 triệu USD) cùng khoản vay mở rộng trị giá 80 triệu USD cho dự án xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang - Indonesia.
VinFast đang động thổ xây dựng nhà máy của mình tạiSubang - Indonesia. (Ảnh: VinFast)
Một nhà đầu tư Việt Nam nổi bật bên cạnh VinFast ở thị trường Indonesia chính là MWG.
MWG góp vốn vào Erablue ngày 22/4/2022 theo nghị quyết của HĐQT ngày 28/12/2021 với số vốn ban đầu 181 tỷ đồng để nắm giữ 45% cổ phần tại liên doanh này. Đến cuối năm 2023, MWG đã tăng giá trị khoản đầu tư vào Erablue lên 286,6 tỷ đồng nhưng tỷ lệ sở hữu vẫn duy trì ở mức 45%. MWG và Erajaya – công ty mẹ của Erablue, đã ký kết biên bản ghi nhớ về khoản đầu tư trị giá 50 triệu USD.
Erablue đã mang về cho MWG gần 150 tỷ lợi nhuận sau 2 năm ra mắt. Theo website của Erablue, hiện họ có khoảng 107 cửa hàng – mục tiêu 150 cửa hàng vào cuối 2025. Trong ĐHĐCĐ 2025, Ban lãnh đạo MWG cho biết: họ kỳ vọng rất lớn vào Erablue và sẽ cùng đối tác mở thêm nhiều cửa hàng để đạt con số 500 cửa hàng vào 2027 kèm doanh thu lũy kế vượt 1 tỷ USD, để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất Indonesia.
Vào tháng 2/2024, VinFast cũng đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất – lắp ráp xe điện của mình ở bang Tamil Nadu - Ấn Độ và sẽ đưa vào vận hành giữa năm 2025. Tổng vốn đầu tư của nhà máy này sẽ đạt 500 triệu USD trong 5 năm, công suất thiết kế đạt 150.000 xe/năm và dự kiến tạo việc làm cho 3.500 lao động địa phương.
Đầu năm 2024, VinFast và chính quyền Tamil Nadu đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU), trong đó cả hai bên đồng ý khoản đầu tư 2 tỷ USD.
Ngoài VinFast, ở thị trường Ấn Độ, không có thêm doanh nghiệp Việt Nam nào đáng chú ý nữa. Tính đến tháng 7/2024,Việt Nam đã đầu tư sang Ấn Độ 16 dự án với tổng số vốn đầu tư là hơn 14 triệu USD (chưa tính VinFast).
Casino Corona Phú Quốc báo doanh thu năm 2024 hơn 1.130 tỷ đồng, tương đương 3 tỷ đồng mỗi ngày, chỉ bằng 36% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 4/2023, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Foxconn để triển khai dự án Công ty TNHH Fu Wing Interconnect Technology tại Nghệ An. Đây là nơi chuyên sản xuất các thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử dân dụng...
Từ ngày 1/7, ông Alejandro Osorio sẽ đảm nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành của Grab Singapore; ông Mã Tuấn Trọng sẽ đảm nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành của Grab Việt Nam.
Đa dạng hoá nguồn cung trong đó có Việt Nam là cách các nhà bán hàng trên thương mại điện tử né thuế suất 145% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lên hàng hoá Trung Quốc.