Ngày 6/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.
Theo kết quả điều tra đánh giá của 10.000 doanh nghiệp trên cả nước, thành phố Hải Phòng lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2024, vượt qua Quảng Ninh xếp vị trí thứ hai.
Phát biểu tại buổi lễ công bố PCI 2024, Chủ tịch Liên VCCI Phạm Tấn Công cho biết: Năm 2024, Báo cáo PCI cho thấy một bức tranh tích cực về cải thiện điều hành kinh tế cấp tỉnh.
Điểm số trung vị đạt 67,67 điểm, tăng 1 điểm so với năm trước và là năm thứ tám liên tiếp vượt mốc 60 điểm – ngưỡng được xem là phản ánh một môi trường kinh doanh thuận lợi.
Chủ tịch Liên VCCI Phạm Tấn Công. (Ảnh: VGP).
Đặc biệt, Chỉ số PCI gốc – chỉ số phản ánh chất lượng điều hành kinh tế cốt lõi – đạt 68,18 điểm, tiếp tục cải thiện liên tục kể từ năm 2016. Đây là kết quả của sự bền bỉ, kiên trì cải cách của nhiều địa phương và sự giám sát tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp.
Với 74,84 điểm, Hải Phòng đứng ở vị trí dẫn đầu Bảng xếp hạng PCI 2024. Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thừa Thiên - Huế, Hậu Giang, Phú Thọ, Đồng Tháp và đặc biệt là Hưng Yên cũng lần đầu tiên có mặt trong Top 10.
Theo báo cáo PCI năm 2024, Hải Phòng ghi nhận 7/10 lĩnh vực có sự cải thiện so với năm 2023, bao gồm: gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động của chính quyền và thiết chế pháp lý, an ninh trật tự.
Toàn cảnh Lễ công bố Bảng xếp hạng PCI 2024. (Ảnh: H.A).
Bước chuyển mạnh mẽ của Hải Phòng trong PCI 2024 đến từ nỗ lực cải cách liên tục. Trong lần đánh giá chính thức đầu tiên tại Việt Nam thời điểm năm 2006, PCI Hải Phòng chỉ xếp hạng thứ 41/63 tỉnh, thành phố.
Liên tục từ năm 2006 đến năm 2011, chỉ số PCI của thành phố duy trì mức xếp hạng trong vị trí thấp từ 36 - 48 và luôn biến động, năm trước tăng hạng thì năm sau giảm hạng. Sau đó đến giai đoạn 2012 - 2018, PCI đã cải thiện hơn so với giai đoạn trước nhưng vẫn có những biến động lớn ở vị trí xếp hạng.
Với kết quả này, Hải Phòng có 3 chỉ số đứng đầu trong các bảng xếp hạng năm 2024 về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đó là, Chỉ số Cạnh tranh cấp tỉnh năm 2024 (PCI); Chỉ số Cải cách hành chính 2024 (PAR Index) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024.
Trong 4 tháng đầu năm có gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới nhưng cũng có tới 96.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Dù chịu tác động không nhỏ từ chính sách thuế quan của Mỹ, nền kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy sức bứt phá mạnh mẽ với nhiều chỉ tiêu đạt tăng trưởng cao trong 4 tháng đầu năm như: thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 39,9%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4%; tổng thu ngân sách tăng 26,3%...
Trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 309,3 triệu USD, gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 2.285,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu tiêu dùng, du lịch của người dân tăng trong các kỳ nghỉ lễ.