Vĩ Mô 08/11/2024 08:55

[LIVE Phiên 1] Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025: Bối cảnh vĩ mô và xu hướng dịch chuyển dòng vốn

Hôm nay (8/11), Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” chính thức diễn ra. Diễn đàn có sự hiện diện của 24 diễn giả là những chuyên gia uy tín trong lĩnh vực đầu tư, tài chính.

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán và nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Trong nước, thanh khoản trong lĩnh vực bất động sản suy giảm, làm gia tăng sự thận trọng từ phía nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn về sự phục hồi kinh tế để định hướng chiến lược cho năm tới.

Dù vậy, Việt Nam vẫn nổi lên như một điểm sáng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng trưởng ổn định. Với sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô, chính sách đầu tư hạ tầng và cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, Việt Nam vẫn đang khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư toàn cầu.

Diễn biến về lãi suất và biến động địa chính trị như khiến dòng vốn tập trung vào những nước sẽ được hưởng lợi từ căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, các nước ASEAN, bao gồm Việt Nam, đã là những nước hưởng lợi trong 2024 và được dự báo sẽ tiếp tục hưởng lợi trong 2025.

Lạm phát toàn cầu đi xuống cũng tạo thuận lợi cho sức mua của người dân các nước trong nền kinh tế ASEAN. Vì vậy, những ngành kinh doanh dựa vào tiêu dùng bán lẻ, xuất khẩu và ngân hàng dự kiến sẽ có những thuận lợi nhất định so với đầu 2024.

Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 với chủ đề "Khai thông & Bứt phá" do trang TTĐTTH VietnamBiz và Việt Nam Mới tổ chức, mang đến những thông tin chiến lược về xu hướng đầu tư tương lai.

Tại phiên 1, các diễn giả sẽ cùng phân tích các biến số vĩ mô trong nước và quốc tế 2025, đưa ra những dự báo chính sách tiền tệ và tài khóa, tác động lên môi trường kinh doanh và đầu tư 2025. Đồng thời, các diễn giả cũng sẽ phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư toàn cầu và đầu tư vào Việt Nam.

 

Các diễn giả của phiên thảo luận này, bao gồm:

Bà Trịnh Quỳnh Giao, Tổng Giám đốc CTCP Quản lý Quỹ PVI (PVI AM)

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội khóa XV

Ông Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam

Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank)

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Khối Đầu tư Dragon Capital.

Nhóm BT
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vĩ Mô 08/11/2024 12:37
TS. Nguyễn Tú Anh: 2025 Fed buộc phải hạ lãi suất, Việt Nam có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ

Theo TS. Nguyễn Tú Anh, năm 2025 Fed sẽ phải tiếp tục cắt giảm lãi suất, bởi chính sách tài khoá của Mỹ đã đến giới hạn, muốn tăng trưởng sẽ phải tập trung vào chính sách tiền tệ, dẫn đến hạ lãi suất. Nhờ đó, Việt Nam có dư địa để tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.

Vĩ Mô 08/11/2024 12:32
Chuyên gia ADB và Dragon Capital: Không phải lạm phát hay lãi suất, 'Trump' mới là từ khóa cho triển vọng kinh tế năm 2025

Theo các chuyên gia tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025, ẩn số và yếu tố tác động lớn nhất tới triển vọng kinh tế Việt Nam và thế giới trong năm 2025 sẽ là nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump.

Vĩ Mô 08/11/2024 10:49
Ông Phan Đức Hiếu: Sẽ có nhiều quyết sách lớn về kinh tế - xã hội từ nay đến cuối năm

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội Khoá XV kỳ vọng từ nay đến cuối năm, các quyết sách lớn về kinh tế xã hội, các dự án đầu tư lớn và công cuộc về xây dựng, cải cách thể chế sẽ được khai thông, bứt phá.

Vĩ Mô 08/11/2024 08:25
Nhìn về 2025: Lạc quan nhưng thận trọng

Đa số báo cáo phân tích vĩ mô mà tôi đọc được trong giai đoạn quý III/2024 đều đánh giá, tầm nhìn về 2025 là lạc quan một cách thận trọng. Điều đó được hình thành bởi 4 nhân tố chính: (1) lạm phát toàn cầu sẽ tiếp tục sụt giảm, (2) rủi ro địa chính trị sẽ kéo dài, (3) tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 2025 sẽ chậm hơn 2024, và (4) rủi ro về thương chiến cũng như biến đổi khí hậu sẽ khiến căng thẳng giữa các cường quốc gia tăng.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO