Ngày 8/11 đã diễn ra Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐTTH VietnamBiz và Việt Nam Mới tổ chức.
Phát biểu khai mạc, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội Khoá XV, Đại biểu Quốc hội khóa XV đánh giá cao Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 khi tổ chức vào đúng thời điểm Quốc hội đang họp, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 và xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Ông Hiếu thông tin, tính đến quý III, 14/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đạt được, dự kiến năm nay đạt hết 15 chỉ tiêu. Nhìn lại năm 2023, mặc dù rất nỗ lực nhưng chỉ đạt 10/15 chỉ tiêu kinh tế xã hội. Hiện Chính phủ rất mong muốn không những đạt mà còn vượt chỉ tiêu tăng trưởng GDP do Quốc hộ đề ra.
Về xây dựng thể chế, kỳ họp này của Quốc hội dự kiến thông qua 19 Luật và Nghị quyết mang tính quy phạm về phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời Quốc hội đang thảo luận cho ý kiến 12 dự án luật và Nghị quyết khác.
Theo ông Hiếu, việc cải cách thể chế hiện nay có điểm khác với giai đoạn trước, thứ nhất là có khái niệm Quốc hội họp bất thường. Việc họp bất thường để xây dựng thể chế đảm bảo tính kịp thời. Khi mà xã hội đòi hỏi, nhà đầu tư đòi hỏi và nền kinh tế đòi hỏi thì Quốc hội cũng không thể ngồi chờ đợi được.
Điểm thay đổi thứ hai là sử dụng nhiều hơn phương thức cải cách thể chế toàn diện, đồng bộ và giải quyết ngay. Cụ thể, liên quan đến việc xây dựng chương trình pháp luật, Quốc hội đã sửa cùng lúc nhiều luật có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Ví dụ trong năm 2023, đầu năm 2024, ba luật nhà ở, bất động sản và đất đai được sửa đồng thời. Sử đồng thời như vậy sẽ đảm bảo tốt tính tương thích, đồng bộ giữa các luật.
Tại kỳ họp lần này, Quốc hội đang xem xét, sửa đổi 2 đạo luật, có thể gọi là 1 luật sửa nhiều luật. Luật thứ nhất 1 luật sửa 8 luật gồm chứng khoán, kế toán, kiểm toán, ngân sách nhà nước, tài sản công, quản lý thuế. Luật thứ 2 là 1 luật sửa 4 luật gồm đầu tư, quy hoạch, PPP (đối tác công tư) và đấu thầu.
Theo ông Hiếu, cách làm thể hiện quyết tâm cải cách thể chế kịp thời, toàn diện, đồng bộ, xử lý ngay những vấn đề vướng mắc và cấp bách.
Điểm thứ ba chưa từng có trong tiền lệ là Chính phủ trình Quốc hội là sửa đổi luật đất đai, bản chất không phải luật đất đai vướng sửa đổi mà đưa luật đất đai có hiệu lực sớm hơn thời hạn 5 tháng.
Cuối cùng theo ông Hiếu là có những vấn đề cấp thiết, cấp bách chưa đủ cơ sở xây dựng thành luật, Quốc hội đã sử dụng khái niệm “Nghị quyết thí điểm”. Cụ thể, Quốc hội đang xem xét Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Tiếp theo là Nghị quyết thí điểm về xử lý tài sản vụ án dân sự, hình sự.
Ông Hiếu thông tin thêm, từ nay đến cuối năm, Quốc hội sẽ quyết định vấn đề lớn, trong đó, Quốc hội xem xét quyết định có hay không có chủ trương xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao. Mục tiêu là đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Dự án này có chiều dài 1.541 km, điểm đầu ga Ngọc hồi (Hà Nội) và điểm cuối tại Thủ Thiêm (TP HCM), Qua 20 tỉnh, 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Công nghệ chạy trên ray, tốc độ 350km/giờ, tải trục 22.5 tấn. Bên cạnh đó, là cải tạo tuyến đường sắt quốc gia hiện hữu để chở hàng, kết hợp chở khách du lịch có cự ly phù hợp.
"Từ nay đến cuối năm, các quyết sách lớn về kinh tế xã hội, các dự án đầu tư lớn và công cuộc về xây dựng, cải cách thể chế kỳ vọng sẽ được khai thông, bứt phá", ông nói.
Theo TS. Nguyễn Tú Anh, năm 2025 Fed sẽ phải tiếp tục cắt giảm lãi suất, bởi chính sách tài khoá của Mỹ đã đến giới hạn, muốn tăng trưởng sẽ phải tập trung vào chính sách tiền tệ, dẫn đến hạ lãi suất. Nhờ đó, Việt Nam có dư địa để tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.
Theo các chuyên gia tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025, ẩn số và yếu tố tác động lớn nhất tới triển vọng kinh tế Việt Nam và thế giới trong năm 2025 sẽ là nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump.
Hôm nay (8/11), Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” chính thức diễn ra. Diễn đàn có sự hiện diện của 24 diễn giả là những chuyên gia uy tín trong lĩnh vực đầu tư, tài chính.
Đa số báo cáo phân tích vĩ mô mà tôi đọc được trong giai đoạn quý III/2024 đều đánh giá, tầm nhìn về 2025 là lạc quan một cách thận trọng. Điều đó được hình thành bởi 4 nhân tố chính: (1) lạm phát toàn cầu sẽ tiếp tục sụt giảm, (2) rủi ro địa chính trị sẽ kéo dài, (3) tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 2025 sẽ chậm hơn 2024, và (4) rủi ro về thương chiến cũng như biến đổi khí hậu sẽ khiến căng thẳng giữa các cường quốc gia tăng.