CTCP Nước Thủ Dầu Một (Mã: TDM) đã công bố ước tính kết quả kinh doanh năm 2024 với tổng sản lượng nước đạt hơn 70,82 triệu m3, đạt 99% kế hoạch năm và tăng 4% so với năm 2023.
Doanh thu sản xuất nước của TDM năm 2024 ước đạt 492 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ và thực hiện được 99% mục tiêu năm.
Lợi nhuận sau thuế giảm 28% còn 204 tỷ nhưng vẫn vượt 6% chỉ tiêu năm. Doanh nghiệp cho biết lợi nhuận giảm so với năm 2023 là do năm 2023 có ghi nhận doanh thu tài chính là cổ tức của Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Mã: BWE). Trong khi đó, năm 2024 TDM chỉ ghi nhận tăng lượng cổ phiếu đầu tư do BWE chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Ngoài ra chi phí dự phòng đầu tư tài chính và dự phòng lỗ chênh lệch tỷ giá tăng so với cùng kỳ năm trước cũng kéo lợi nhuận đi lùi.
Chứng khoán Vietcap dự báo lợi nhuận sau thuế từ mảng sản xuất nước có thể tăng 32% vào năm 2025, nhờ giá nước tăng 3% từ ngày 1/7/2025 và sản lượng bán hàng tăng trưởng 7%. Còn lợi nhuận sau thuế năm 2025 sẽ tăng 80% chủ yếu do thu nhập tài chính tăng gấp 4 lần từ cổ tức tiền mặt của BWE.
Đơn vị này cho rằng tăng trưởng sản lượng năm 2025 có thể đạt 7%. Tuy nhiên, do TDM đã hoàn thành việc mở rộng đường ống tại khu vực Dĩ An và đặt mục tiêu hoàn thành việc mở rộng đường ống tại khu vực Bàu Bàng vào năm 2025, Vietcap tin rằng tốc độ tăng trưởng sản lượng sẽ tăng lên 11%-14% trong giai đoạn 2026-2028 so với mức trung bình 30% trong lịch sử trước COVID.
Bên cạnh đó, quy hoạch chung được phê duyệt của Bình Dương vào tháng 8, điều chỉnh tăng công suất nước cho khu vực Bàu Bàng thêm 60% lên 350.000 m3/ngày vào năm 2030 (gấp 6 lần so với năm 2023).
Năm 2024 đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của mảng thịt có thương hiệu của Masan – Masan MEATLife: Thương hiệu MEATDeli của doanh nghiệp này đã 5 năm liên tiếp vào Top 10 Tin dùng Việt Nam, sở hữu hai thương hiệu mạnh là Ponnie và Heo Cao Bồi chiếm được ~50% thị phần trong thị trường sản phẩm xúc xích tiệt trùng và lần đầu ghi nhận lãi sau thuế dương kể từ năm 2023.
VDSC đánh giá các cảng nước sâu của Việt Nam sẽ trở thành điểm đến ưa thích sau sự kiện tái cấu trúc liên minh các hãng tàu lớn, bởi xu hướng tăng kích thước tàu và tăng tần suất/thêm chân cảng.
Giám đốc Đầu tư Nam Long cho biết ngoài yếu tố có thể chủ động cắt giảm như chi phí quản lý, thì chắc chắn các chủ đầu tư vẫn phải bảo đảm có lợi nhuận để duy trì bộ máy và phát triển trong tương lai.
Lãnh đạo Doosan Vina nói đặc biệt quan tâm và thúc đẩy lĩnh vực điện gió, trong khi đại diện Shanghai Electric cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với EVN trong các dự án về điện gió