Nhật Bản điều tra CBPG thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan

Nhật Bản vừa mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội chứa niken nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan, sau khi các doanh nghiệp trong nước phản ánh việc hàng giá rẻ tràn vào đã buộc họ phải hạ giá bán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận.

Chính phủ Nhật Bản đã khởi động cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép không gỉ cán nguội có hàm lượng niken nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan, theo thông báo từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cùng Bộ Tài chính nước này hôm thứ Ba (23/7), theo Reuters.

Động thái này được đưa ra sau khi Tập đoàn Nippon Steel và một số nhà sản xuất trong nước nộp đơn kiến nghị hôm 12/5, cho rằng họ buộc phải hạ giá bán do nhu cầu nội địa suy yếu, trong khi người mua chuyển sang các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ hơn.

Hai bộ ngành Nhật Bản dự kiến hoàn tất điều tra trong vòng một năm, sau đó sẽ quyết định có áp thuế chống bán phá giá hay không.

Theo đơn kiến nghị của các nhà sản xuất thép Nhật Bản, các sản phẩm nhập khẩu đang được bán tại thị trường Nhật với giá thấp hơn 20–50% so với tại Trung Quốc và thấp hơn 3–20% so với hàng từ Đài Loan. Các doanh nghiệp trong nước cho biết họ không thể định giá phù hợp với chi phí đầu vào tăng cao, khiến lợi nhuận hoạt động sụt giảm và gây ra nhiều thiệt hại khác.

Tình trạng sản xuất và xuất khẩu dư thừa của các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang trở thành mối lo ngại toàn cầu.

Nhật Bản nằm trong số nhiều quốc gia chỉ trích việc các doanh nghiệp Trung Quốc nhận được trợ cấp từ chính phủ để sản xuất dư thừa và xuất khẩu thép giá rẻ, góp phần làm xấu thêm tình hình thị trường thế giới. Trong khi nhiều nước đã áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc hành động tương tự nhằm vào Trung Quốc, Nhật Bản đến nay vẫn chưa thực hiện điều này.

Ông Tadashi Imai – Chủ tịch Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản và cũng là Chủ tịch Tập đoàn Nippon Steel – đã nhiều lần cảnh báo rằng xu hướng bảo hộ gia tăng trên toàn cầu có thể khiến Nhật Bản dễ tổn thương trước thép giá rẻ nhập khẩu, đe dọa đến sản xuất trong nước.

Về phía Đài Loan, Bộ Kinh tế cho biết trong tuyên bố gửi Reuters rằng, trong những trường hợp như thế này, họ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhằm "bảo vệ lợi ích xuất khẩu". Bộ Thương mại Trung Quốc hiện chưa đưa ra phản hồi nào về vấn đề này.

Giá thép tại Nhật Bản đang lao dốc trong bối cảnh thị trường tràn ngập sản phẩm từ Trung Quốc, với giá thép cuộn cán nóng chạm mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
 

Tại khu vực Tokyo, giá phân phối thép cuộn cán nóng dày 1,6 mm hiện ở mức khoảng 112.500 yên (tương đương 766 USD)/tấn, giảm 4% so với cuối tháng 6 và là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021. Mức giá này từng đạt đỉnh vào mùa hè năm 2022 trước khi bước vào chu kỳ suy giảm, theo Nikkei Asia.

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Ba thành phố lớn thí điểm bán xăng E10 từ 1/8

Từ 1/8, TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng sẽ thí điểm bán xăng E10 - loại nhiên liệu sinh học pha 10% ethanol vào xăng khoáng.

Dự báo giá heo hơi ngày 24/7: Thị trường đang giảm mạnh

Thị trường heo hơi vẫn giữ đà giảm tại cả ba miền. Nhiều chuyên gia dự báo giá heo hơi vẫn tiếp tục đi xuống tại một số khu vực trong ngày mai.

Giá sầu riêng hôm nay 23/7: Malaysia dự kiến giới thiệu 3 giống sầu riêng mới trong 2 năm tới

Giá sầu riêng hôm nay (23/7) ghi nhận trong khoảng 25.000 - 80.000 đồng/kg ở cả 3 khu vực thu mua chính được khảo sát. Trong khi đó, Malaysia cho biết đang đánh giá một số giống sầu riêng lai hứa hẹn có thể dẫn đến việc tạo ra các giống mới.

Xuất khẩu dệt may tăng 10% nửa đầu năm, dự báo cả năm đạt tới 47 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 21,8 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025, tăng hơn 10% so với cùng kỳ. Qua đó, ngành dệt may có mức xuất siêu hơn 9,1 tỷ USD.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO