Theo Undercurrent News, 12 tháng qua là quãng thời gian đầy khó khăn đối với những quốc gia châu Á xuất khẩu tôm sang Mỹ, thị trường đang trở nên bão hoà đối với tôm thẻ chân trắng từ cuối năm 12 khiến giá bán giảm dần kể từ đó.
Tuy nhiên, mới đây, ông Jim Gulkin, Giám đốc điều hành của công ty thương mại thủy sản Siam Canadian có trụ sở tại Thái Lan cho rằng nhu cầu tôm đang quay trở lại. Quy mô của nhu cầu tôm sẽ dần được định hình trong thời gian còn lại của năm.
Trả lời phỏng vấn trang Undercurrent News, ông cho biết: “Những gì tôi nghe được là các kho lạnh hiện đang tích cực tìm kiếm địa điểm mới để mở rộng quy mô. Ai cũng biết rằng hàng tồn kho giảm đáng kể. Nếu nhập khẩu giảm đáng kể trong 9 - 10 tháng liên tiếp thì hàng tồn kho cũng giảm theo”.
Giá tôm toàn cầu đã tăng chóng mặt trong 3 năm qua, đặc biệt là cuối năm 2021 khi dịch vụ ăn uống mở cửa trở lại, thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng sau khi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên sau đó, áp lực nguồn cung lớn, hàng tồn kho tăng cao trong khi nhu cầu giảm sút do ảnh hưởng bởi lo ngại suy thoái kinh tế.
Ông Jim Gulkin cho biết hàng tồn kho quá lớn trong khi mối quan tâm đến bán lẻ giảm xuống. Ngành dịch vụ ăn uống, thực phẩm đã tăng kể khi các nhà hàng mở cửa trở lại nhưng không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm trong bán lẻ.
Trong khi đó, các nhà bán lẻ không nỗ lực nhiều trong việc giải quyết tình trạng dư cung thông qua hệ thống của họ và không sẵn sàng giảm giá bán hoặc quảng bá sản phẩm để thúc đẩy doanh số.
“Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, các nhà nhập khẩu bắt đầu mua hàng trở lại. Vì vậy, mọi thứ sẽ bắt đầu tốt lên trong vài tháng tới; có thể sớm nhất và vào tháng 6 hoặc muộn nhất là 8. Mọi người vẫn đang tiêu thụ nhiều tôm vì giá rẻ giữa cơn bão lạm phát và mọi thứ đều tăng giá”, ông nói.
Tôm cỡ trung bình 60 con/kg của Thái Lan đã giảm xuống còn khoảng 130 Bath (tương đương 3,8 USD)/kg trong tuần 18 (1-7/5/2023), mức thấp nhất trong gần hai năm. Tôm loại 70 con và 80 con được bán ở mức trung bình đặc biệt thấp là 122 Bath/kg và 117 Bath/kg.
Với tình hình hiện tại, sự cải thiện mạnh mẽ trong nhu cầu ở thị trường Mỹ sẽ được các nhà chế biến và nông dân trên khắp Nam Á và Đông Nam Á chờ đợi.
“Khi một nhà bán lẻ bắt đầu nhập hàng, các nhà nhập khẩu khác, bán buôn, nhà phân phối,…khác cũng sẽ nhảy vào cuộc chơi, kéo theo giá sẽ tăng mạnh”, ông nói.
Nhu cầu sẽ cải thiện ở hầu hết phân khúc sản phẩm tôm, đặc biệt là các dòng sản phẩm chế biến. Theo ông, Mỹ sẽ tích cực mua các sản phẩm tôm đã nấu chín, còn đuôi, khoanh tròn, bóc vỏ dễ dàng, bóc vỏ còn đuôi, bỏ đuôi.
Trong khi đó, Ecuador không mạnh trong việc sản xuất những sản phẩm tôm có nhiều giá trị gia tăng và họ cũng chưa thể sớm chuyển sang sản xuất những mặt hàng này được.
“Một số công ty ở Ecuador đã đi theo hướng này nhưng họ vẫn chưa bắt kịp được các nước châu Á. Vì vậy, sẽ mất một thời gian dài để họ có thể làm được và tôi không nghĩ họ có lực lượng lao động tốt để có thể làm điều đó. Nó khó hơn mọi người vẫn tưởng tượng”, ông nói.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tăng cường nhập khẩu trở lại thì Ecuador sẽ ít quan tâm hơn đến việc chuyển sang các sản phẩm giá trị gia tăng.
“Nếu bạn có thể bán một con tôm nguyên cao với lợi nhuận rất cao, điều đó sẽ dễ dàng và nhanh hơn nhiều so với việc phải nấu chín, chế biến nó trước khi xuất khẩu”, ông nói.
Chưa thể kỳ vọng thời kỳ hoàng kim 2021 sẽ quay trở lại
Tuy nhiên, ông Jim Gulkin cảnh báo các nhà bán lẻ của Mỹ có thể cân nhắc cẩn trọng hơn trước khi mua hàng, không mua ồ ạt giống như thời gian sau dịch bệnh, khi nhu cầu tiêu thụ bùng nổ.
“Tôi cho rằng họ sẽ không mua một cách “điên cuồng” như trước đây. Bài học rút ra sau năm 2021 là các nhập khẩu sẽ có cái thận trọng hơn. Với mặt hàng tôm, mặc dù giá đã giảm nhưng nhưng các công ty sẽ chờ cho đến khi tồn kho cạn kiệt hẳn rồi mới đặt hàng. Tôi kỳ vọng rằng tình hình bắt đầu cải thiện từ tháng 5 nhưng thực tế có vẻ tiến triển chưa nhiều”, ông Gulkin nói.
Tương tự, giá giao ngay thấp khiến nhiều người nuôi khu vực châu Á bỏ ao, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung tôm nguyên liệu.
“Do đó, tôi cho rằng vấn đề lớn hơn từ nay đến cuối năm sẽ là sản lượng tại Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan giảm. Và khi có đơn hàng, sẽ có một vài thời điểm các công ty xuất khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng đủ nguồn nhu cầu”, ông cho biết.
Tuần qua, giá cà phê thế giới giảm 3,5 – 3,6% do tình trạng khô hạn tại Brazil đã giảm bớt. Giá cà phê trong nước theo đó cũng được điều chỉnh giảm 3.100 – 3.400 đồng/kg, xuống mức bình quân 118.600 đồng/kg.
Tuần qua, giá vàng thế giới ghi nhận xu hướng giám là chủ đạo vì áp lực chốt lời và dữ liệu kinh tế mới nhất từ Mỹ. Giá vàng trong nước, vì vậy, cũng điều chỉnh giảm nhẹ 500.000 đồng/lượng.
Sau khi ghi nhận điều chỉnh tăng rải rác 1.000 đồng/kg trong tuần này, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay ngày 8/9 giảm 1.000 đồng/kg ở các địa phương trong điểm. Tuy nhiên, tính chung trong tuần qua giá tiêu đã tăng khoảng 2.000 – 4.000 đồng/kg. Kết thúc 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang các thị trường chính như Mỹ, EU, Ấn Độ, UAE.. đều tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.