Huyền thoại đầu tư Warren Buffett, Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn Berkshire Hathaway. (Ảnh: Getty Images).
Vào cuối năm nay, huyền thoại đầu tư Warren Buffett sẽ chính thức từ chức CEO của tập đoàn Berkshire Hathaway và trao lại quyền điều hành cho người kế nhiệm đã được định trước là Greg Abel.
Trong 60 năm lãnh đạo, “nhà hiền triết xứ Omaha” đã giúp cổ phiếu loại A của Berkshire tăng tổng cộng hơn 5.884.000%, theo dữ liệu do The Motley Fool tổng hợp tính đến hết phiên giao dịch ngày 27/6.
Mặc dù Buffett đã 94 tuổi, các nhà đầu tư vẫn hồi hộp chờ đợi thông tin về những cổ phiếu mà ông đang mua vào hoặc bán ra. Nguyên nhân là bởi, chiến lược giao dịch của Buffett đã tạo ra lợi nhuận tích cực trong nhiều thập kỷ.
Dựa trên một loạt hồ sơ mà Berkshire gửi lên cơ quan quản lý gần đây, các nhà đầu tư biết rằng Buffett đã bán ra cổ phiếu Bank of America trong ba quý liên tiếp. Song, họ cũng biết ông đang đổ xô vào một cổ phiếu giá rẻ, một trong số ít công ty độc quyền hợp pháp của Phố Wall.
Khi Berkshire nắm giữ từ 10% cổ phần trong một công ty đại chúng, chẳng hạn như Bank of America vào tháng 7/2024, tập đoàn sẽ phải nộp báo cáo lên cơ quan quản lý về các biến động giao dịch trong vòng hai ngày làm việc.
Vào ngày 17/7/2024, huyền thoại Warren Buffett bắt đầu bán tháo cổ phiếu Bank of America. Trong giai đoạn từ 17/7/2024 đến 31/3/2025, ông đã bán hơn 401 triệu cổ phiếu, khiến số cổ phần giảm khoảng 39%.
Một mặt, việc bán ra có thể liên quan đến động thái chốt lời đơn thuần. Trước khi Buffett đẩy mạnh hoạt động bán cổ phiếu Bank of America, ông chia sẻ tại cuộc họp cổ đông của Berkshire năm đó rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có thể tăng cao trong tương lai.
Vì vậy, trong bối cảnh thuế suất vẫn còn duy trì ở mức thấp nhất trong hàng chục năm, các nhà đầu tư cho rằng Berkshire đã làm đúng khi chốt lời ở mức giá cổ phiếu có lợi.
Song, một vài yếu tố khác có thể đã đóng vai trò quan trọng trong quyết định của Buffett. Một trong số đó là các cân nhắc về lãi suất.
Bank of America là ông lớn ngân hàng có độ nhạy rất cao với lãi suất tại Mỹ. Khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng mạnh lãi suất từ tháng 3/2022 đến 7/2023 để khống chế lạm phát, điều này đã giúp thu nhập từ lãi suất của Bank of America nhảy vọt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Fed đang trong chu kỳ nới lỏng tiền tệ, thu nhập từ lãi suất của Bank of America có thể sẽ giảm nhanh hơn các ngân hàng khác. Có khả năng Buffett đã dự đoán trước về điều này.
Một lý do nữa có thể đã khiến vị tỷ phú 94 tuổi bán 39% cổ phần trong Bank of America là định giá của ngân hàng này.
Mặc dù đôi khi Buffett tự phá vỡ một số quy tắc đầu tư bất thành văn của mình, một quy tắc mà ông luôn giữ vững là định giá. Ông sẽ không bao giờ theo đuổi các công ty có giá cổ phiếu đắt đỏ, vượt quá quá tiềm năng của chúng.
Khi “nhà hiền triết xứ Omaha” lần đầu mua cổ phiếu ưu đãi của Bank of America vào tháng 8/2011, cổ phiếu phổ thông của ông lớn ngân hàng này đang giao dịch thấp hơn 62% so với giá trị sổ sách.
Tính đến ngày 27/6, cổ phiếu phổ thông của Bank of America đang giao dịch cao hơn 29% so với giá trị sổ sách. Đây không phải là mức giá quá đắt, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của Bank of America trong 15 năm qua.
Mặc dù là người bán ròng cổ phiếu trong 10 quý liên tiếp với tổng giá trị bán ra lên đến 174,4 tỷ USD, Warren Buffett vẫn tìm thấy một công ty đáp ứng tất cả các tiêu chí của ông.
Hiện tại, một trong những cổ phiếu Buffett đang tập trung mua vào là nhà cung cấp dịch vụ radio vệ tinh Sirius XM. Kể từ tháng 9/2024, nhà đầu tư huyền thoại đã đều đặn mua cổ phiếu công ty này.
Tính chung trong giai đoạn từ 30/9/2024 đến 31/3/2025, ông đã mua thêm hơn 14,6 triệu cổ phiếu Sirius XM, nâng tổng cổ phần của Berkshire trong nhà cung cấp dịch vụ radio lên hơn 119,7 triệu đơn vị. Con số này tương đương hơn 35% cổ phiếu đang lưu hành của Sirius XM.
Sức hấp dẫn của Sirius XM bắt nguồn từ thế độc quyền hợp pháp của công ty. Trên thực tế, Sirius XM vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh về người nghe từ các công ty phát thanh mặt đất và trực tuyến. Song, chưa doanh nghiệp nào được phép vận hành phát thanh vệ tinh như Sirius XM.
Khác biệt độc đáo kể trên mang lại cho Sirius XM quyền định giá nhất định mà các công ty phát thanh truyền thống và trực tuyến sẽ phải vật lộn để theo kịp.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả thế độc quyền hợp pháp của Sirius XM là cách công ty tạo ra doanh thu. Các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh truyền thống kiếm phần lớn doanh thu thông qua quảng cáo. Chiến lược này sẽ hiệu quả khi nền kinh tế tăng trưởng kéo dài, nhưng doanh số sẽ đi xuống khi suy thoái hoặc bất ổn kinh tế xảy ra.
Để so sánh, Sirius XM chỉ tạo ra 19% doanh thu thuần từ quảng cáo trong quý đầu năm nay. Phần lớn doanh thu của công ty đến từ mảng đăng ký dịch vụ.
Khi thị trường chứng khoán hoặc nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, khách hàng đăng ký dịch vụ của Sirius XM thường ít huỷ hoặc thay đổi gói dịch vụ, trong khi các doanh nghiệp dễ cắt giảm ngân sách quảng cáo. Nhờ vậy, Sirius XM vẫn tạo ra dòng tiền ổn định qua từng năm.
Một lý do khác giúp Sirius XM khác biệt so với các công ty phát thanh truyền thống là họ sở hữu hệ thống chi phí dễ dự đoán. Trong khi chi phí bản quyền và nhân lực có thể thay đổi theo từng quý, chi phí truyền tải và thiết bị vẫn tương đối ổn định bất kể công ty có bao nhiêu khách hàng đăng ký dịch vụ.
Nói một cách dễ hiểu, khi cơ sở người dùng dịch vụ duy trì ổn định hoặc tăng lên và sức mạnh định giá vẫn giữ nguyên, biên lợi nhuận hoạt động của Sirius XM sẽ mở rộng theo thời gian.
Cuối cùng, cổ phiếu Sirius XM cho Buffett một thứ mà ông đã chật vật tìm kiếm trên Phố Wall trong gần ba năm qua: một món hời. Theo đó, giá cổ phiếu Sirius XM vẫn đang giao dịch thấp hơn 8 lần lợi nhuận dự phóng năm 2025.
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
Cơ quan thuế Nhật Bản cho biết, các nhà đầu tư chuyển tiền vào Nhật Bản thông qua Singapore đã tránh được khoảng 690 triệu USD tiền thuế của Nhật Bản trong giai đoạn 2020-2022 do lỗ hổng thuế.
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ngành du lịch Tây Ban Nha bùng nổ mạnh mẽ trong những năm qua, tạo ra hàng triệu việc làm và giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, khách du lịch quá đông cũng gây áp lực lên đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở.