Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP).
Vào ngày 22/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng ông đã hoàn tất một “thoả thuận lớn” với Nhật Bản và thuế quan đối ứng với hàng hoá từ nền kinh tế châu Á này sẽ giảm còn 15%.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump còn tiết lộ Nhật Bản sẽ đầu tư 550 tỷ USD vào Mỹ và lưu ý nền kinh tế số một thế giới sẽ “nhận được 90% lợi nhuận”.
Cũng theo bài đăng đó, ông Trump nhấn mạnh Nhật Bản sẽ “mở cửa đất nước cho hoạt động thương mại, bao gồm ô tô và xe tải, gạo và một số sản phẩm nông nghiệp khác, cùng nhiều mặt hàng nữa”.
Vị tổng thống nói thêm rằng thoả thuận với Nhật Bản sẽ tạo ra “hàng trăm nghìn việc làm”.
Trước đó, trong bức thư gửi tới Tokyo vào đầu tháng này, ông Trump đã đe doạ áp thuế đối ứng 25% đối với hàng hoá Nhật Bản từ ngày 1/8. Mức thuế trong thư cao hơn 1 điểm % so với thuế quan công bố vào ngày 2/4.
Ô tô Nhật Bản nhập khẩu vào Mỹ hiện đang chịu mức thuế 25%, tương tự như các quốc gia khác. Theo dữ liệu hải quan, xuất khẩu ô tô sang Mỹ là một trụ cột của nền kinh tế Nhật Bản, chiếm 28,3% tổng lượng hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ của nước này vào năm 2024.
Không lâu sau thông báo của ông Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết Mỹ đã hạ thuế quan đối với ô tô nhập Nhật Bản từ 25% xuống 15%, theo đưa tin từ Reuters.
Giống như 4 năm trước, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang một lần nữa đổ tiền vào những cổ phiếu bị bán khống mạnh. Nhưng thay vì GameStop hay AMC, những cổ phiếu "hot" nhất hiện tại là Opendoor và Kohl's.
Tổng thống Trump không chỉ yêu cầu ngân hàng trung ương Mỹ giảm lãi suất mà còn phải hạ xuống còn 1%, một mức siêu thấp trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Ngành ô tô đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản và Tokyo đã tập trung yêu cầu giảm thuế quan đối với ngành này trong các cuộc đàm phán với Washington.
Bức thư giả mạo mà Thượng nghị sĩ Mike Lee đăng tải có nhiều dấu hiệu đáng ngờ, nghi do AI soạn thảo.