Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Việt Nam (Petrovietnam - PVN) cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản được duy trì ổn định, bám sát các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Sản lượng khai thác dầu đạt 4,82 triệu tấn; Sản lượng khai thác khí đạt 2,99 tỷ m3; Sản xuất điện đạt 16,65 tỷ kWh, tăng 8% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2024;
Sản xuất đạm urê vượt kế hoạch quản trị nửa đầu năm với hơn 950.000 tấn; Sản xuất xăng dầu (không bao gồm sản phẩm của Nghi Sơn) cũng vượt kế hoạch, đạt 3,78 triệu tấn, tăng 26,8% so với cùng kỳ.
Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí được triển khai theo kế hoạch, gia tăng trữ lượng ước đạt 1 triệu tấn quy dầu. Đưa vào vận hành thương mại mỏ Đại Hùng pha 3 từ ngày 7/5, với lưu lượng hơn 6.900 thùng dầu/ngày, sớm hơn kế hoạch hiệu chỉnh 20 ngày.
Tập đoàn còn ký kết 2 hợp đồng chia sản phẩm dầu khí (PSC) sau thời gian dài không có hợp đồng dầu khí ký mới, tạo động lực cho hoạt động thăm dò khai thác và phát triển.
Doanh thu nửa đầu năm của PVN. Nguồn: Huy Lê tổng hợp từ các báo cáo của PVN.
Về các chỉ tiêu tài chính, Petrovietnam đều vượt kế hoạch báo cáo Chính phủ và bám sát mục tiêu kế hoạch quản trị. Tổng doanh thu toàn Petrovietnam ước đạt 510.000 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất khoảng 310.000 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước ước 66.500 tỷ đồng.
Giá trị giải ngân đầu tư 6 tháng đầu là 20.600 tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024. Công tác tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn tập đoàn đạt 3.528 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch tiết giảm cả năm.
Trong chiến lược dài hạn, Petrovietnam đặt ra các mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là giữ vững vị thế số 1 tại Việt Nam, trở thành tập đoàn công nghiệp - năng lượng top 10 khu vực và quy mô lớn trên thế giới, lọt vào danh sách Fortune Global 500.
Với định hướng đó, ban lãnh đạo thống nhất sẽ tăng tốc đàm phán hợp đồng mới lĩnh vực thăm dò khai thác, đẩy nhanh phát triển các mỏ chủ lực và tận dụng công nghệ để khai thác mỏ hiện hữu hiệu quả hơn.
Ở mảng điện và khí, các giải pháp M&A, tối ưu bảo dưỡng, mở rộng thị phần quốc tế, thúc đẩy các dự án LNG, hydrogen và năng lượng tái tạo được coi là hướng đi chiến lược.
Các đơn vị công nghiệp chế biến - dịch vụ đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm hóa chất xanh, hóa vật liệu, dịch vụ logistics và điện gió ngoài khơi, tìm kiếm dư địa mới thông qua liên doanh, mở rộng thị trường quốc tế.
Công tác chi trả trái phiếu đã ghi nhận tín hiệu tích cực khi hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu liên quan đến các vụ án lớn đã được thanh toán sau nhiều năm.
Ông Sơn là người kế nhiệm thay cho ông Đinh Việt Phương và được kỳ vọng sẽ dẫn dắt Vietjet phát triển trên hành trình mới, việc bổ nhiệm được công bố ngày 5/7.
Công ty làm đường sắt cao tốc đã nhận tổng cộng 135,6 triệu cổ phiếu VIC từ ông Phạm Nhật Vượng, giá trị thị trường lượng cổ phiếu này hiện hơn 12.000 tỷ đồng.
Trong tuần từ 7/7 đến 11/7, thị trường chứng khoán có 19 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt, cổ phiếu.