Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết năm 2022, cơ cấu chủng loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam có chuyển biến tích cực khi tỷ trọng sản phẩm chế biến tăng.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu năm 2022, tỷ trọng xuất khẩu chủng loại sản phẩm chế biến chiếm 29,5%, tăng 3,8 điểm % so với năm 2021. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả chế biến đạt gần 1 tỷ USD.
Trong đó, các sản phẩm chế biến từ trái chanh leo dẫn đầu về trị giá, ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Tiếp theo là chủng loại chế biến từ trái dừa, trái cây các loại, hạt dẻ cười, dứa…
Thị trường trái cây và rau quả chế biến thế giới dự báo đạt khoảng 392 tỷ USD vào năm 2025. Trong khi đó, Việt Nam hiện vẫn xuất khẩu chủ yếu ở dạng trái cây tươi, khó vận chuyển xa do không thể bảo quản được lâu.
Do đó, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo các doanh nghiệp ngành rau quả cần tập trung vào phân khúc sản phẩm chế biến, bởi đây là xu hướng của thị trường trong thời gian tới.
Hiện, trái cây tươi vẫn là chủng loại xuất khẩu chính trong cơ cấu hàng rau quả trong năm 2022, chiếm 61% tổng trị giá xuất khẩu, giảm 4,3 điểm % so với năm 2021. Xuất khẩu trái cây tươi giảm mạnh do xuất khẩu sang thị trường chính là Trung Quốc giảm bởi tác động của chính sách “Zero COVID” của nước này.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết bước sang đến đầu tháng 1/2023, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường này đã có tín hiệu tốt bởi Trung Quốc đã mở cửa kinh tế trở lại.
Mặt khác, năm 2022 Trung Quốc đã cấp “visa” cho nhiều loại trái cây Việt Nam như sầu riêng, khoai lang, chanh leo… Nhiều doanh nghiệp cũng kỳ vọng với việc mở cửa cho hàng loạt trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ là động lực thúc đẩy xuất khẩu rau quả vào năm 2023.
Ông Đinh Gia Nghĩa, Phó Tổng giám đốc CTCP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cho biết: "Khi Trung Quốc bắt đầu kiểm soát được dịch và mở cửa với thế giới, nhu cầu trong ngành rau, củ, quả sẽ tăng rất cao. Nếu doanh nghiệp sớm đón đầu làn sóng tiêu thụ này sẽ rất tốt”.
Tuy nhiên, đại diện công ty Đồng Giao khẳng định rằng Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính. sớm hay muộn, thị trường Trung Quốc sẽ áp dụng kiểm tra nghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy cần khuyến cáo nông dân về tiêu chuẩn phía nước bạn để thuận lợi cho công tác xuất khẩu về sau.
Tính chung trong tuần vừa qua, giá cà phê trong nước đã giảm 3.000 -4.000 đồng/kg, xuống còn 120.500 – 121.300 đồng/kg. Thị trường nội địa chịu áp lực khi giá cà phê robusta thế giới liên tiếp đi xuống, trong khi arabica lại tăng khá tốt trong tuần qua.
Mặc dù lợi nhuận được cải thiện nhưng các nhà sản xuất thịt heo toàn cầu vẫn thận trọng trong việc tái thiết đàn do những bất ổn về thương mại, dịch bệnh và nhu cầu đang diễn ra.
Tuần qua, giá vàng thế giới giảm vì Fed ra tín hiệu chậm lại quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ vì lạm phát vẫn nóng. Giá vàng trong nước cũng giảm mạnh 1,7 - 2,5 triệu đồng/lượng.
Theo ghi nhận, giá thịt heo hôm nay duy trì đi ngang trong khoảng 109.520 - 165.522 đồng/kg tại hệ thống cửa hàng WinMart và 73.000 - 172.000 đồng/kg tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền.