Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 696 triệu USD để nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, tăng mạnh 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9 với kim ngạch trung bình khoảng 100 triệu USD/tháng.
Hiện tại, rau quả Trung Quốc không chỉ được bán ngoài chợ truyền thống như trước đây mà còn đã phổ biến ở các siêu thị. Theo Đài truyền hình Hà Nội, các mặt hàng rau quả của Trung Quốc được bày bán tại các hệ thống siêu thị bao gồm táo, nho, hồng táo, hành tây, khoai tây, …với giá rẻ hơn 10 - 30% so với hàng cùng loại nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Tuy nhiên, với nhiều người tiêu dùng Việt Nam, nỗi e ngại vì định kiến "hoa quả Trung Quốc" vẫn còn hiện hữu. Bởi, họ cho rằng rau quả từ Trung Quốc không an toàn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Phúc Nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết việc rau quả Trung Quốc tràn vào Việt Nam không đáng lo ngại xét trên cả mặt an toàn thực phẩm và mối quan hệ tương quan cạnh tranh với hàng nội địa.
Theo đó, việc giá rau quả Trung Quốc rẻ, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt bên cạnh các yếu tố về giống, công nghệ, kỹ thuật canh tác thì yếu tố thuế, logistics thuận lợi cũng đóng vai trò quan trọng.
Cụ thể, mặt hàng rau quả của Trung Quốc khi xuất khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế bằng 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).
Bên cạnh đó, họ tối ưu được chi phí logistics khi xuất khẩu rau quả sang Việt Nam.
“Khi Việt Nam xuất rau quả sang Trung Quốc, họ tận dụng xe chiều về để chở rau quả của họ, bán sang Việt Nam với giá cước rẻ hơn. Điều này giúp tối ưu chi phí logistics”, ông Nguyên nói.
Bên cạnh đó, vị trí địa lý Việt Nam và Trung Quốc gần hơn nhiều so với các quốc gia khác cũng xuất khẩu sang Việt Nam như Mỹ, Australia, EU….
Đối với vấn đề an toàn thực phẩm, ông Nguyên thông tin thêm, Trung Quốc áp dụng chính sách mã vùng trồng đối với cơ sở sản xuất trong nước để kiểm soát chất lượng.
“Những chủ trang trại rau quả tại Trung Quốc giờ đây cũng nhận thức rằng rau quả họ bán sang Việt Nam, người dân Trung Quốc cũng ăn nên kiểm soát chất lượng rất chặt”, ông nói.
Còn với rủi ro áp lực cạnh tranh đối với hàng nội địa. Ông Nguyên cho biết hầu hết mặt hàng rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc đều không phải là thế mạnh của Việt Nam như nho, táo, lê. Do đó, đây là mối quan hệ bổ trợ cho nhau, hai bên cùng có lợi chứ không phải cạnh tranh.
“Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ cạnh tranh trực tiếp với mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ các quốc gia khác”, ông Nguyên nói.
Trên thực tế, tỷ trọng nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2020, tỷ trọng là 30% thì đến tháng 9 năm nay, con số này đã lên đến 42% và là thị trường nước ngoài cung cấp nhiều rau quả cho Việt Nam nhất.
Tại thị trường Việt Nam, táo được nhập khẩu từ nhiều quốc gia với giá cả khá chênh lệch. Một số loại táo có giá tương đối cao, lên tới 150.000-300.000 đồng/kg tuỳ thời điểm.
Tuy nhiên, với một số loại táo của Trung Quốc giá rất rẻ, điển hình như táo đá giá chỉ 10.000 - 12.000 đồng/kg. Vào chính vụ năm ngoái, loại táo này của Trung Quốc xuất hiện tại chợ Việt giá chỉ vài nghìn đồng 1kg. Năm ngoái, táo cũng là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất với tỷ trọng gần 22%.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang xuất siêu rất lớn mặt hàng rau quả sang Trung Quốc. Theo đó, 9 tháng năm nay, Việt Nam xuất khẩu gần 3,8 tỷ USD rau quả sang Trung Quốc, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Con số này cao hơn rất nhiều xét về cả kim ngạch và tốc độ tăng trưởng so với chiều ngược lại Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết kết quả này phần lớn nhờ mặt hàng sầu riêng.Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp của các loại trái cây rau củ chủ lực như chuối, mít, xoài, dưa hấu, chanh, chanh leo, các loại hạt...Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng sầu riêng, chuối, vải, nhãn, mít, xoài, dưa hấu của Việt Nam, nhờ chất lượng và hương vị đặc trưng của trái cây nhiệt đới. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang trong quá trình nghiên cứu trồng sầu riêng, thanh long và chưa thể mở rộng giống như Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.
Ngày 1/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Theo khảo sát, các sản phẩm thịt heo hôm nay chững giá trong khoảng 109.520 - 165.522 đồng/kg tại hệ thống cửa hàng WinMart và 69.000 - 165.000 đồng/kg tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền.
Sau một tháng vận hành thương mại, Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn (LSP) đã tạm ngưng hoạt động từ giữa tháng 10 để kiểm soát chi phí.