Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia (1 luật sửa 7 luật).
Trước đó, tại dự thảo, đối với Luật Quản lý thuế, cơ quan soạn thảo đề xuất các nhà cung cấp ở nước ngoài của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác phải có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định.
Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử (bao gồm cả trong và ngoài nước) và các tổ chức khác phải có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên các nền tảng này.
Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, kê khai, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về các đối tượng, hồ sơ, thủ tục khấu trừ, kê khai, nộp thuế thay; hồ sơ, thủ tục khai thuế, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số.
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trước khi Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua, ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho biết, một số ý kiến cho rằng việc bỏ cụm từ “không có cơ sở thường trú tại Việt Nam” của các nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hoặc trên cơ sở nền tảng số là chưa phù hợp.
Đối với vấn đề này, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát và khẳng định việc sửa đổi bỏ cụm từ “không có cơ sở thường trú tại Việt Nam” là phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo việc quản lý thuế hiệu quả, công bằng giữa các quốc gia.
Đồng thời, việc quy định như vậy cũng tạo cơ sở, hành lang pháp lý để cơ quan thuế đôn đốc các nhà cung cấp ở nước ngoài “có cơ sở thường trú” đăng ký, khai, nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài, đảm bảo bao quát đầy đủ, mở rộng cơ sở thuế, chống thất thu thuế, nhất là, trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ngoài ra, về quy định cho phép người nộp thuế được bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi đã có quyết định thanh tra, kiểm tra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ trình Quốc hội bổ sung nội dung sửa đổi, bổ sung chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, theo hướng, bỏ quy định cho phép người nộp thuế được bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi đã có quyết định thanh tra, kiểm tra.
Trước đó, giải trình tại phiên thảo luận sáng ngày 5/11, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, Chính phủ đã thu thuế từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, sàn thương mại điện tử trong nước và các nhà cung cấp công nghệ nước ngoài.
Từ đầu năm nay, ngành thuế bắt đầu thu thuế thông qua các sàn thương mại điện tử trong nước. Trong đó, tính tới đầu tháng 11, riêng Hà Nội đã thu được khoảng 35.000 tỷ đồng.
Trong các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những động lực quan trọng và lĩnh vực này đã thu về những kết quả khả quan trong năm 2024, trở thành điểm sáng đáng ghi nhận, hứa hẹn sẽ góp phần xứng đáng, kích đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 ở mức cao hơn 7% như định hướng phấn đấu cũng như mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Ba địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên phấn đấu trước Tết Nguyên đán hoàn thành xong giải phóng mặt bằng đối với cả 3 tỉnh, thành phố; phấn đấu quý II/2025 khởi công được Dự án thành phần 3 thuộc dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam bày tỏ mong muốn Chính phủ sớm ban hành nghị định về Quỹ hỗ trợ đầu tư. Đồng thời cho biết, Samsung đã quyết định đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất màn hình hiển thị lớn nhất trên thế giới tại Bắc Ninh.
Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định thi hành kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.