Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Theo thông tin trên Báo điện tử Chính Phủ, rất nhiều nội dung trong Chỉ thị có liên quan đến doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất và các bên liên quan.
Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các Cơ quan chức năng công khai danh sách các cơ sở sản xuất phải lắp đặt, đã lắp đặt, chưa lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường liên tục tự động trên các phương tiện thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử của địa phương.
Sau khi rà soát, các Cơ quan chức năng có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở chưa hoàn thành việc lắp đặt phải khẩn trương hoàn thành lắp đặt và truyền dữ liệu quan trắc liên tục tự động theo quy định.
Bên cạnh đó, các bên phải công khai nội dung, tiến độ, thời hạn thực hiện các chương trình, đề án, dự án giải quyết các vấn đề về môi trường để các cơ quan, tổ chức, nhân dân tham gia phản biện, giám sát việc thực hiện. Nội dung này sẽ phải thực hiện đầy đủ bắt đầu từ quý III/2025.
Ngoài ra, các chính quyền địa phương phải chủ động đầu tư lắp đặt và khai thác hệ thống camera an ninh, camera giám sát; đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hệ thống camera an ninh, camera giám sát của Bộ Công an trong công tác giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm về môi trường.
Các tỉnh thành cũng phải xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước tự động, trực tuyến, công bố trên cổng/trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan và đồng bộ với hệ thống giám sát của quốc gia. Công tác này sẽ được triển khai thực hiện từ quý III/2025 và có lộ trình cụ thể để hoàn thiện trong năm 2026.
Ngoài chế tài, Chỉ thị cũng có những hướng dẫn cụ thể để các địa phương và Ban ngành hỗ trợ DN, nhà đầu tư và các tổ chức “chuyển đổi xanh” hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực tái chế, xe điện, kinh tế tuần hoàn…
Duy Tân Recycling - doanh nghiệp đầu ngành tái chế nhựa ở Việt Nam. (Ảnh:Duy Tân Recycling)
Theo Thủ tướng, các địa phương cần bố trí ngân sách đang có, kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực quốc tế để xử lý và khắc phục nguồn ô nhiễm đối với các khu vực ô nhiễm, cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, địa phương nên có chính sách hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện để cơ sở gây ô nhiễm môi trường thực hiện xử lý triệt để.
Mặt khác, các địa phương cần dành nguồn lực đất đai và cơ chế ưu đãi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng “chuyển đổi xanh”, sản xuất phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, hoạt động tái chế chất thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn; giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng hiệu quả chất thải và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường từ hoạt động tái chế.
Những hoạt động nói trên sẽ triển khai thực hiện từ quý III/2025 và có lộ trình cụ thể các năm tiếp theo.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro về môi trường và hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng về tiêu chí chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, trong hoạt động cho vay. Động thái này nhằm nâng cao trách nhiệm, khuyến khích khách hàng doanh nghiệp tích cực áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường. Thủ tướng sẽ có văn bản chỉ đạo cụ thể về vấn đề này trong quý III/2025.
Bộ Tài chính cũng sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung các quy định để thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải của phương tiện giao thông (hoàn thành trong quý III/2025). Thứ hai, Bộ sẽ phải rà soát tổng thể và bảo đảm có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động liên quan đến phát triển giao thông xanh (hoàn thành trong quý IV/2025).
Cuối cùng, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất và chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các khu, cụm công nghiệp. Bộ Công Thương cũng soát xét kỹ việc nhập khẩu phương tiện sản xuất, máy móc đã qua sử dụng, phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (có kế hoạch thực hiện cụ thể từ quý III năm 2025).
CMC cho biết trung tâm dữ liệu có mức đầu tư 250 triệu USD của họ được thiết kế với công suất ban đầu 30 MW, khả năng mở rộng lên 120 MW.
Tính sai chi phí bồi thường nên dự án nâng cấp 7 km quốc lộ 91 qua địa bàn thừa hơn 3.000 tỷ đồng, theo Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Văn Lâu.
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội nghiên cứu tăng các loại lệ phí trước bạ, đăng ký, cấp biển số, giá giữ xe trong trung tâm, lộ trình tăng giá từ Quý III/2025.
Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.