Tháng 11, thị trường chứng khoán trải qua nhiều biến động lớn, trong đó không thể không kể đến tác động của kinh tế vĩ mô như: Sức ảnh hưởng của cuộc bầu cử tại Mỹ, biến động tỷ giá, giá vàng hay việc Fed tiếp tục hạ lãi suất 25 bps.
Tâm điểm vĩ mô tháng 11 thuộc về cuộc bầu cử Mỹ với sức ảnh hưởng đến toàn thế giới. Kết quả ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ được đánh giá là sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Bình luận về sự kiện này, Giám đốc Khối Đầu tư Dragon Capital Lê Anh Tuấn đánh giá, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump - “‘Trump version 2’ không chỉ mang ý nghĩa thương mại mà sẽ thiên về một số chính sách tiền tệ.
Trong cuộc họp chính sách tháng 11, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất thêm 25 bps. Ngoài ra, Chủ tịch Jerome Powell cũng đề cập nhiều khả năng Fed sẽ giảm lãi suất thêm 25 bps tại cuộc họp tháng 12 tới đây. Tuy nhiên, ông Powell dường như không nhận định về tình hình kinh tế và xu hướng lãi suất trong năm 2025.
Theo Giám đốc Khối Đầu tư của Dragon Capital, lý do ông Powell không đưa ra dự báo cho năm 2025 là bởi khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, khả năng cao ông sẽ muốn USD mạnh. “Khi ông Trump tái đắc cử, lợi suất trái phiếu lập tức tăng mạnh. Điều đó có nghĩa rằng khi lãi suất ở Mỹ duy trì ở mức cao thì không gian của mình về chính sách tiền tệ sẽ hẹp đi”, ông Tuấn cho hay.
Các chuyên gia từCông ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng nhận định, việc ông Trump thắng cử trong cuộc bầu cử Mỹ vừa qua là một tác nhân tích cực đối với triển vọng sắp tới của đồng USD. Tuy nhiên, đà tăng của chỉ số DXY có thể sẽ chững lại trước khi có những tín hiệu rõ ràng hơn về các hành động/chính sách của Trump sau khi tiếp quản chính quyền.
Tại cuộc họp tháng 11, Fed đã quyết định hạ lãi suất thêm 25 bps. Đồng thời, Fed cũng để ngỏ khả năng sẽ tiếp tục hạ 25 bps nữa tại cuộc họp ngày 17 - 18/12 tới đây.
Theo báo cáo từ VDSC, các ngân hàng trung ương trên thế giới đang đồng loạt đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế, trong đó tập trung vào việc điều chỉnh lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng.
Trong đó, Fed đánh dấu quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ bằng mức cắt giảm 50 bps trong tháng 9, 0,25 điểm % vào tháng 11 và dự kiến tiếp tục giảm lãi suất trong tháng 12, để kiểm soát lạm phát và kích thích thị trường lao động.
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã giảm lãi suất xuống 3,25% lần thứ ba trong năm 2024 để đối phó với tình trạng lạm phát thấp và tăng trưởng yếu ở Eurozone.
Những yếu tố này là tín hiệu tích cực đối với việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, tạo thêm dư địa cho Ngân hàng Nhà nước ổn định tỷ giá và có điều kiện hạ lãi suất trong năm tới.
Kết quả kinh tế vĩ mô tháng 10 ghi nhận những tín hiệu lạc quan khi GDP quý III tăng mạnh 7,4% so với cùng kỳ, dẫn đầu trong khu vực ASEAN-6. Tính từ đầu năm, GDP của Việt Nam đã tăng 6,82% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo là động lực chính, tăng trưởng 9,76% và đóng góp 2,44 điểm % vào tổng tăng trưởng. Theo đó, so với cùng kỳ, doanh thu của các doanh nghiệp trên sàn HSX ghi nhận mức tăng 4,63% trong khi lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức tăng trưởng 29%.
Trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10/2024, Việt Nam cũng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo thượng tầng chính trị với nhiều sự kiện quan trọng. Đáng chú ý, vào tháng 8, Đại tướng Tô Lâm được Quốc hội bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, giữ vai trò lãnh đạo cao nhất.
Tiếp đó, vào kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024), Quốc hội đã bầu Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước. Những thay đổi này giúp củng cố và ổn định bộ máy lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Cuối cùng, FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng lên Thị trường mới nổi thứ cấp trong kỳ đánh giá tháng 10/2024. Mặc dù có tiến triển, nhưng Việt Nam vẫn cần cải thiện hệ thống thanh toán "DvP" và quy trình mở tài khoản mới để đáp ứng tiêu chí.
Hiện Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68, có hiệu lực từ ngày 2/11/2024, nhằm loại bỏ yêu cầu ký quỹ trước 100% đối với nhà đầu tư nước ngoài.
"Việc nâng hạng có thể được xem xét vào tháng 3/2025, với chính thức triển khai vào 2026. Ước tính, thị trường Việt Nam nếu được nâng hạng có thể thu hút 500 - 600 triệu USD từ các quỹ chỉ số", các chuyên gia từ VDSC đánh giá.
Trong các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những động lực quan trọng và lĩnh vực này đã thu về những kết quả khả quan trong năm 2024, trở thành điểm sáng đáng ghi nhận, hứa hẹn sẽ góp phần xứng đáng, kích đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 ở mức cao hơn 7% như định hướng phấn đấu cũng như mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Ba địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên phấn đấu trước Tết Nguyên đán hoàn thành xong giải phóng mặt bằng đối với cả 3 tỉnh, thành phố; phấn đấu quý II/2025 khởi công được Dự án thành phần 3 thuộc dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam bày tỏ mong muốn Chính phủ sớm ban hành nghị định về Quỹ hỗ trợ đầu tư. Đồng thời cho biết, Samsung đã quyết định đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất màn hình hiển thị lớn nhất trên thế giới tại Bắc Ninh.
Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định thi hành kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.