Theo tổ chức Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), giá trị nhu cầu toàn cầu lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong quý ba năm nay, chủ yếu đến từ các nhà đầu tư. Còn xét về khố lượng, nhu cầu vàng toàn cầu cũng đạt kỷ lục trong cùng kỳ, tăng 5% lên 1.313 tấn.
Sự bùng nổ này đã góp phần đẩy giá vàng lên 34% trong năm nay và liên tục đạt mức cao kỷ lục mới trong bối cảnh thị trường lo ngại về xung đột ở Trung Đông và Ukraine. Đồng thời, việc các ngân hàng trung ương muốn giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng USD, và các nền kinh tế phương tây giảm lãi suất cũng đã góp phần đẩy giá vàng lên. Giá vàng đã đạt mức cao mới vào thứ Tư (30/10) là 2.788 USD/ounce.
Trong báo hàng quý công bố mới đây, Hội đồng Vàng Thế giới cho biết “Các nhà đầu tư chuyên nghiệp và tổ chức dường như đã rơi vào trạng thái Fomo — lo sợ bỏ lỡ cơ hội — khi hiệu suất của việc đầu tư vàng liên tục xuất hiện trên các tiêu đề báo chí.” Trạng thái “Fomo” này đã khiến các đợt giảm giá vàng ngắn và ít sâu hơn bình thường khi các nhà đầu tư đổ xô vào những lúc giá điều chỉnh.
Ông John Reade, chiến lược gia thị trường tại WGC, nói rằng: “Rất nhiều người đang muốn mua vàng khi giá giảm. Rất nhiều người thích vàng, họ muốn có vàng, nhưng vì lý do nào đó, họ chưa có nó trong danh mục đầu tư của mình trong nửa đầu năm.”
Nhu cầu tổng thể cho các loại đầu tư như thỏi vàng, đồng xu hoặc các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) đã tăng hơn gấp đôi, đạt 364 triệu tấn trong quý ba, theo báo cáo. Dòng vốn vào các ETF được hỗ trợ bằng vàng đạt 94 tấn, đảo chiều sau chín quý liên tiếp bị rút vốn.
Theo ông Reade, các văn phòng gia đình và các cá nhân giàu có đã mua nhiều vàng hơn trong những tháng gần đây do lo ngại về mức nợ công, đặc biệt là ở Mỹ. Ông nói: “Các văn phòng gia đình có xu hướng suy nghĩ về dài hạn hơn so với các nhà đầu tư bán lẻ. Họ nghĩ về việc bảo vệ tài sản cho thế hệ tiếp theo, cho cháu chắt — và họ thực sự lo ngại về mức nợ công, đặc biệt là ở Mỹ.”
Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương đã giảm tốc độ mua vàng trong cuối mùa hè, với mức mua giảm 49% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 186 tấn, mức thấp nhất trong hai năm qua. WGC cho biết, giá vàng tăng mạnh từ tháng 3 đã hạn chế khả năng mua vào của các ngân hàng trung ương.
Khi chính phủ các nước phương Tây cắt giảm lãi suất, dự kiến điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng. Vàng, một tài sản không sinh lợi tức, thường hưởng lợi từ lãi suất thấp vì chi phí cơ hội khi nắm giữ vàng giảm.
Theo WGC, nhu cầu trang sức đã bị ảnh hưởng bởi giá vàng cao, với mức tiêu thụ toàn cầu giảm 7% trong quý III so với năm trước. Trang sức chiếm khoảng 40% nhu cầu vàng toàn cầu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 sẽ đạt kỷ lục mới.
Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp nhôm đùn ép nhập khẩu, trong đó không có sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.
Khảo sát thị trường quốc tế, giá thép Trung Quốc giảm trở lại trong phiên giao dịch chiều nay, không thể duy trì mốc 3.300 CNY/tấn, trong khi giá quặng sắt đi ngang lo ngại về nhu cầu thép tại quốc gia tiêu dùng hàng đầu thế giới.
Ghi nhận thị trường giá lúa gạo hôm nay (31/10) duy trì ổn định tại thị trường trong nước. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Pakistan tiếp tục giảm nhẹ.