Thép HRC của Hoà Phát chính thức không bị EU áp thuế CBPG

Ngày 16/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quyết định cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam. Theo đó, thép cuộn cán nóng của Tập đoàn Hòa Phát không bị EU áp thuế chống bán phá giá.

 

Theo đó, thép HRC Hòa Phát xuất khẩu vào châu Âu chịu thuế suất 0%, mức thuế châu Âu áp cho các doanh nghiệp khác của Việt Nam  là 12,1%. Kết quả này tương tự so với đánh giá sơ bộ của EU đưa ra hồi tháng 4. Đối với các nhà cung cấp khác, thép cán nóng Nhật Bản nhập khẩu vào EU chịu mức thuế từ 6,9% - 30,4%, Ai Cập là 11,7%. 

 Mức thuế CBPG thép HRC mà EU áp dụng với thép HRC của các doanh nghiệp Việt Nam (Nguồn:Ủy ban châu Âu)

Theo bản kết luận của EC, Hiệp hội Thép Châu Âu (EUROFER) đã cho rằng các nhà sản xuất thép Việt Nam được trợ cấp, khiến giá bị “bóp méo”, thấp một cách bất thường. Bên cạnh đó, EUROFER nêu sự tồn tại của thuế xuất khẩu hoặc các hạn chế đối với than đá, thép phế liệu và quặng sắt.

Tập đoàn Hòa Phát đã bác bỏ các lập luận của EUROFER, cho rằng không tồn tại tình huống thị trường đặc biệt hay sự bóp méo về nguyên liệu thô ở Việt Nam, đồng thời cho rằng EUROFER không đưa ra được bằng chứng bổ sung nào so với các thông tin đã được trình trong giai đoạn khiếu nại và trước khi ban hành quyết định tạm thời.

Ủy ban châu Âu kết luận rằng không thể xác định được sự bóp méo liên quan đến nguyên liệu thô. Do tại Việt Nam, nguyên liệu thô đạt tiêu chuẩn để sản xuất thép không có nhiều ở trong nước, các nhà sản xuất xuất khẩu phải nhập khẩu nguyên liệu này từ nhiều nhà cung cấp và quốc gia khác nhau.

Do đó, không thể xác định rằng giá nguyên liệu trong nước bị giữ ở mức thấp một cách phi thị trường, vì giá của các nguyên liệu này không chịu ảnh hưởng từ giá trong nước và không thể bị bóp méo. Do vậy, khiếu nại đã bị bác bỏ.

Trước đó, Ngày 8/8/2024, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành Thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

Giai đoạn điều tra bán phá giá từ ngày 11/4/2023 đến ngày 31/3/2024. Giai đoạn điều tra thiệt hại từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/3/2024. 

Từ cuối năm 2025, công suất thiết kế thép của Tập đoàn Hoà Phát sẽ đạt 16 triệu tấn/năm, trong đó tập trung chủ yếu vào thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao phục vụ công nghiệp cơ khí chế tạo.

Hòa Phát sẽ hoàn thành lò cao số 6, thuộc phân kỳ 2 của dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 vào tháng 9. Sau khi hoàn thành, sản lượng thép toàn Tập đoàn sẽ đạt tổng cộng 16 triệu tấn/năm, trong đó có 9 triệu tấn thép cuộn cán nóng.

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới

Tính đến hết tháng 6, Việt Nam đã xuất khẩu kỷ lục 4,7 triệu tấn gạo, trong khi con số này của Thái Lan chỉ là 3,65 triệu tấn. Kết quả này giúp cho Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo toàn cầu, chỉ sau Ấn Độ.

Giá lúa gạo hôm nay 18/7: Diễn biến trái chiều, gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trong tuần qua

Giá lúa gạo hôm nay (18/7) tại thị trường trong nước ổn định, không ghi nhận biến động mới. Trong khi đó, thị trường gạo thế giới tuần qua ghi nhận xu hướng trái chiều, giá tăng tại Việt Nam và Thái Lan, nhưng lại giảm tại Ấn Độ.

Xuất khẩu chuối, chanh dây kỳ vọng đạt tỷ USD

Xuất khẩu chuối và chanh dây mang về gần 700 triệu USD mỗi năm, đang được kỳ vọng cán mốc tỷ USD năm nay nếu Việt Nam đầu tư bài bản, mở rộng vùng trồng.

Dịch tả heo châu Phi lan rộng, Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt giải pháp chống dịch

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 514 ổ dịch tại 28 trong số 34 tỉnh, thành phố, với tổng số heo mắc bệnh, chết và tiêu hủy lên đến hơn 30.000 con.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO