Giá gas hôm nay (12/8) tăng 2,08%, lên mức 2,21 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 9/2024 vào lúc 7h40 (giờ Việt Nam).
Reuters đưa tin, giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á vẫn ở mức cao nhất trong hơn 7 tháng, theo đà tăng của châu Âu trong bối cảnh lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung.
Ông Samuel Good, Giám đốc định giá LNG tại công ty định giá hàng hóa Argus, cho biết: "Giá LNG tại châu Á tăng là nhờ vào mức tăng của châu Âu, trong khi nhu cầu LNG tại Đông Bắc Á vẫn ảm đạm mặc dù thời tiết nóng ở nhiều nơi trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc, nơi cũng đang phải đối mặt với một số sự cố hạt nhân ngoài ý muốn".
Nhiệt độ cao hơn mức trung bình được dự báo ở Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng như Bắc Kinh và Thượng Hải của Trung Quốc trong tuần tới, điều này có thể hỗ trợ nhu cầu làm mát mạnh mẽ. Tuy nhiên, phía Đông Nam Trung Quốc - nơi có nhiều công suất phát điện chạy bằng khí đốt - có thể trở lại nhiệt độ bình thường trong những tuần tới, khiến nhu cầu điện tăng đột biến vào cuối mùa Hè khó có thể xảy ra.
Theo ông Klaas Dozeman, Nhà phân tích thị trường tại Brainchild Commodity Intelligence, nhu cầu khí đốt ở châu Á vẫn đủ cao để thu hút các chuyến hàng, đồng thời nói thêm rằng mức giá hiện tại có thể khiến những người mua nhạy cảm về giá không tham gia vào thị trường giao ngay.
Bên cạnh đó, dự báo mới nhất về hiện tượng thời tiết La Nina đã yếu đi, điều này có thể làm giảm nhu cầu khí đốt vào mùa Đông tới ở Châu Á và Bắc Mỹ so với các dự báo trước đó.
Tại châu Âu, giá khí đốt đã tăng trong tuần này do rủi ro địa chính trị gia tăng ở Trung Đông và sau khi Ukraine bất ngờ tấn công vào khu vực Kursk của Nga, nơi khí đốt tự nhiên của Nga chảy vào Ukraine.
Ông Good cho rằng: “Mặc dù lượng khí đốt được giao qua điểm này không thay đổi nhiều, nhưng các thương nhân vẫn lo ngại rằng lượng khí đốt (gần 40 triệu mét khối/ngày đi qua Sudzha) có thể bị ảnh hưởng, khiến một số người có động lực điều chỉnh vị thế giao dịch của mình để tránh tình trạng thiếu khí đốt nếu giá tăng đột biến”.
PLO thông tin, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Năng lượng TP HCM cho biết, từ 1/8 giá gas tăng giá 3.000 đồng/bình 12kg và 12.500 đồng/bình 50kg.
Theo đó, giá gas bán lẻ các sản phẩm City Petro, Vina Pacific Petro, Vimexco đến người tiêu dùng không vượt quá 471.000 đồng/bình 12kg và 1.960.500 đồng/bình 50kg.
Tương tự Công ty Cổ phần kinh doanh gas LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam thông báo, từ 1/8 PetroVietNam Gas tăng 3.000 đồng/bình 12kg và 11.250 đồng/bình 45kg.
Trong khi đó, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) cho biết, từ 1/8 giá gas Saigon Petro tăng 2.500 đồng/bình 12kg. Theo đó, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không vượt quá 429.500 đồng/bình 12kg.
Theo các công ty, do giá gas thế giới tháng này chốt 580 USD/tấn, tăng 7,5 USD/tấn so với tháng trước. Vì vậy, các công ty điều chỉnh giá gas trong nước tăng theo.
Sau khi giữ giá ổn định trong tháng 7, đây là tháng thứ 4 trong năm 2024 gas tăng giá với tổng mức 16.000 đồng/bình 12kg.
Giá tiêu hôm nay (22/12) giảm nhẹ 900 – 1.000 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên và ổn định tại Đông Nam Bộ. Kết quả là, giá tiêu trong nước đã giảm tổng cộng 500 – 1.000 đồng/kg so với tuần trước. Ngược lại, giá tiêu xuất khẩu tăng 100 – 200 USD/tấn.
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự giảm nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng giảm, có thời điểm gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức dưới 500 USD/tấn.
Tính chung trong tuần vừa qua, giá cà phê trong nước đã giảm 3.000 -4.000 đồng/kg, xuống còn 120.500 – 121.300 đồng/kg. Thị trường nội địa chịu áp lực khi giá cà phê robusta thế giới liên tiếp đi xuống, trong khi arabica lại tăng khá tốt trong tuần qua.
Mặc dù lợi nhuận được cải thiện nhưng các nhà sản xuất thịt heo toàn cầu vẫn thận trọng trong việc tái thiết đàn do những bất ổn về thương mại, dịch bệnh và nhu cầu đang diễn ra.