Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
Báo cáo tại cuộc họp, Bộ Tài chính cho biết, đến ngày 25/3, có 1.533 dự án được các cơ quan, địa phương báo cáo đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong đó, có 338 dự án đầu tư công, 1.126 dự án đầu tư ngoài ngân sách và 69 dự án PPP. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng nhận được văn bản của doanh nghiệp phản ánh về 12 dự án gặp khó khăn, vướng mắc.
Bộ Tài chính đã sơ bộ phân loại các khó khăn, vướng mắc thành 17 nhóm vấn đề liên quan như: Xử lý tài sản công; quản lý, sử dụng, bố trí vốn đầu tư công; chuyển mục đích sử dụng đất; dừng, thu hồi, chấm dứt hoạt động dự án;… Đồng thời, Bộ cũng phân loại các dự án theo thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc của: Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, Bộ ngành, địa phương.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án đã có báo cáo. Nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết. Về thời hạn, Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị cố gắng hoàn thành các thủ tục để xử lý cho các dự án trước ngày 30/5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: VGP).
Về các nhiệm vụ cụ thể, đối với nhóm dự án vướng mắc về mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở phải giải quyết dứt điểm. Các địa phương căn cứ điều kiện cụ thể, luật pháp, khả năng của địa phương để quyết định việc hỗ trợ phù hợp.
Đối với nhóm các dự án có vướng mắc về quy hoạch, Thủ tướng yêu cầu rà soát các quy hoạch, nhất là quy hoạch chuyên ngành làm căn cứ triển khai các dự án bảo đảm phù hợp, đồng bộ hệ thống quy hoạch chung.
Với các vấn đề khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án, các Bộ, ngành và địa phương đề xuất Quốc hội cho phép vận dụng chính sách đặc thù đã được Quốc hội thông qua tại các Nghị quyết 170, 171, áp dụng với các dự án có tính chất tương tự.
Đối với các dự án có sai phạm trong quá trình thực hiện nhưng đã được triển khai thực hiện cơ bản, khó thu hồi dự án, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị đề xuất giải pháp tháo gỡ, cho thời hạn khắc phục khó khăn, vướng mắc và hậu quả (nếu có).
Với các dự án khó khăn, vướng mắc nhưng chưa có quy định của pháp luật để điều chỉnh và cũng không áp dụng được cơ chế chính sách đặc thù đã được Quốc hội ban hành thì phải nghiên cứu, đề xuất Quốc hội tại kỳ họp sắp tới.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính xây dựng, trình Chính phủ ban hành nghị quyết xử lý những nhóm vấn đề thuộc thẩm quyền, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các dự án có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng, kéo dài, trên cơ sở dữ liệu để phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả.
Cùng với đó, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ khẩn trương trình Thủ tướng ban hành công điện thứ ba chỉ đạo, định hướng, đôn đốc các cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại các dự án tồn đọng, vướng mắc để báo cáo và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp, phương án, cơ chế, chính sách để xử lý.
Sự phục hồi cũng như đà tăng giá của bất động sản là bền vững hay chỉ là yếu tố kỹ thuật trong ngắn hạn; dòng tiền sẽ dịch chuyển về đâu; nhà đầu tư cá nhân nên ưu tiên đầu tư vào tài sản thực là bất động sản hay là cổ phiếu; cổ phiếu bất động sản còn tiềm năng tăng trưởng không... Những nội dung này sẽ được các chuyên gia phân tích, dự báo trong chương trình Data Talk | The Catalyst Số 04.
Intel công bố đã có 600 đối tác tại Việt Nam sau 19 năm hoạt động và đang chào mời các đơn vị mới tham gia chuỗi cung ứng.
Theo dự thảo Nghị quyết mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, số lượng xã, phường trên cả nước giảm từ 10.035 xuống còn khoảng 5.000.
Tuyến đường sắt nhẹ (LRT) tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được đề xuất thiết kế chiều dài tuyến khoảng 13 km, với tổng vốn đầu tư khoảng 5.200 tỷ đồng.