Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử (TMĐT). Công điện nhấn mạnh, TMĐT đang phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng kinh tế toàn cầu và là phương thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của TMĐT cũng đặt ra thách thức lớn về kiểm soát hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm và thất thu thuế.
Trước tình hình này, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát và hoàn thiện khung pháp lý nhằm quản lý hiệu quả hơn các hoạt động TMĐT, đặc biệt là giao dịch xuyên biên giới.
Cụ thể, Bộ Công Thương được giao nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2026-2030, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua nền tảng này. Bộ Công an cần triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh mạng và xác thực danh tính người tham gia trên các sàn TMĐT để ngăn chặn gian lận và thất thu thuế.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính được giao đề xuất các quy định mới về hóa đơn điện tử và quản lý hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua TMĐT, trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông phải tăng cường chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất và triển khai các quy định của pháp luật về quản lý đăng ký kinh doanh đặc thù đối với hoạt động thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh trên nền tảng số. Hoàn thiện số liệu thống kê thương mại điện tử để quy định cụ thể về ngành nghề, lĩnh vực thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh trên nền tảng số.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc quản lý chặt chẽ TMĐT không chỉ góp phần bảo vệ sản xuất trong nước mà còn tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh và bền vững, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn được giao trực tiếp chỉ đạo, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Thành phố sẽ sử dụng ngân sách, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài cho các dự án nhà ở xã hội không sử dụng vốn đầu tư công, theo đề xuất từ Sở Xây dựng.
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu để tránh đầu cơ như một số nước.
Dự án Khu công nghiệp Gia Lách mở rộng tại Hà Tĩnh có quy mô hơn 194 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.265 tỷ đồng.
Khu công nghiệp Hòa Yên có mô quy gần 257 ha, thuộc xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa và xã Tiên Sơn, Trung Sơn, Hương Mai, thị xã Việt Yên.