Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 (từ ngày 1/11 đến ngày 15/11) đạt 33,44 tỷ USD, giảm 9,7% (tương ứng giảm 3,58 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10 (từ ngày 16/10 đến ngày 31/10)
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 11 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11 đạt 681,48 tỷ USD, tăng 15,7% tương ứng tăng 92,28 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 đạt 16,73 tỷ USD, giảm 13,7% (tương ứng giảm 2,66 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 10.
Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 11 giảm so với kỳ 2 tháng 10 ở một số nhóm hàng sau: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 577 triệu USD, tương ứng giảm 20%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 365 triệu USD, tương ứng giảm 14,4%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 261 triệu USD, tương ứng giảm 7,8%;...
Như vậy, tính đến hết 15/11, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 352,38 tỷ USD, tăng 14,8% tương ứng tăng 45,54 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, một số nhóm hàng tăng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 12,79 tỷ USD, tương ứng tăng 26,1%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 8,08 tỷ USD, tương ứng tăng 21,7%; hàng dệt may tăng 3,07 tỷ USD, tương ứng tăng 10,6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 2,46 tỷ USD, tương ứng tăng 21,4%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,25 tỷ USD, tương ứng tăng 4,8%... so với cùng kỳ năm 2023.
Ngược lại, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 đạt 16,7 tỷ USD, giảm 5,3% (tương ứng giảm 928 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 11 giảm so với kỳ 2 tháng 10 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 341 triệu USD, tương ứng giảm 6,8%; sắt thép các loại giảm 217 triệu USD, tương ứng giảm 29%.
Như vậy, tính đến hết 15/11, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 329,1 tỷ USD, tăng 16,6% (tương ứng tăng 46,74 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 17,21 tỷ USD, tương ứng tăng 22,7%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 6,17 tỷ USD, tương ứng tăng 17,2%; sắt thép các loại tăng 2,01 tỷ USD, tương ứng tăng 22,4%; kim lọai thường khác tăng 1,64 tỷ USD, tương ứng tăng 1,64 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,37 tỷ USD, tương ứng tăng 18%... so với cùng kỳ năm 2023.
Như vậy, trong kỳ 1 tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 31 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD.
Bộ Tài chính đã đưa ra một số đề xuất đối với mức giảm trừ gia cảnh và số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân tại Tờ trình gửi Chính phủ về xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế).
Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt như hai phương án mà Bộ Tài chính đề ra có thể làm giảm từ 14.000 - 32.000 tỷ đồng GDP trong giai đoạn 5 năm 2026 - 2030.
Trung ương giao Bộ Chính trị, Ban chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 18, quyết định sắp xếp những cơ quan, tổ chức đã có phương án và chuẩn bị kỹ lưỡng.
Theo báo cáo mới của hãng tư vấn Aon, mức lương của người lao động Đông Nam Á vào năm 2025 sẽ tăng cao hơn năm 2024.