Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng đối với cả nông dân Mỹ và Brazil – hai nhà cung cấp chính cho quốc gia này. Thị trường đang theo dõi sát sao các giao dịch thương mại với Trung Quốc trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1, giữa lo ngại về khả năng các đợt thuế quan trả đũa có thể làm giảm giá trị đậu nành Mỹ.
Giá đậu nành đã chạm mức thấp nhất trong bốn năm vào tuần này do căng thẳng thương mại, lượng dự trữ lớn ở Mỹ và mùa vụ bội thu kỷ lục sắp tới ở Brazil. Việc Sinograin mua hàng tuần này nối tiếp các giao dịch mà Trung Quốc đặt hàng vào tuần trước với khoảng 750.000 tấn, dự kiến sẽ giao từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.
Tuy nhiên, khối lượng này vẫn được coi là khiêm tốn đối với Sinograin – đơn vị thương mại và quản lý dự trữ chiến lược của Trung Quốc – vì họ thường mua hàng triệu tấn mỗi lần.
Theo các nhà giao dịch, Sinograin ưu tiên đậu nành Mỹ khi mua để dự trữ vì chất lượng bảo quản tốt hơn so với đậu nành Brazil. Điều này giải thích lý do Sinograin sẵn sàng trả giá cao hơn cho đậu nành Mỹ, mặc dù đậu nành Brazil sẽ có sẵn với giá rẻ hơn trong giai đoạn giao hàng tháng 3–4. Sinograin đã mua với mức giá khoảng 90 cent mỗi giạ trên giá kỳ hạn tháng 3 của Sàn giao dịch Chicago (CBOT) và 80 cent giá kỳ hạn tháng 5.
Các giao dịch này diễn ra trong bối cảnh nhập khẩu nông sản của Trung Quốc đang chậm lại, trong khi Brazil – nhà cung cấp đậu nành lớn nhất của Trung Quốc – chuẩn bị thu hoạch mùa vụ kỷ lục. Biên lợi nhuận thấp khi chế biến đậu nành thành thức ăn chăn nuôi và dầu ăn đang làm giảm động lực nhập khẩu, đồng thời các mối đe dọa thuế quan từ ông Trump làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các nhà xuất khẩu Mỹ đang nỗ lực vận chuyển đậu nành đến Trung Quốc trước khi nguồn cung từ Brazil xuất hiện trên thị trường và trước khi ông Trump nhậm chức. Nhập khẩu từ các nhà máy nghiền tư nhân có thể bị áp thuế nếu Trung Quốc phản ứng với các biện pháp thuế quan của ông Trump. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu thuộc sở hữu nhà nước như Sinograin có khả năng được miễn thuế, theo các nhà giao dịch.
Nhập khẩu đậu nành Mỹ cho vụ mới nhất dự kiến giao từ nay đến mùa hè năm sau đang giảm khoảng 6% so với năm ngoái, trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc chỉ giảm 2,6%.
Ông Dan Basse, Chủ tịch công ty AgResource tại Chicago, nhận xét rằng mức giá cao mà Trung Quốc trả cho đậu nành Mỹ cho thấy mục đích chính là bổ sung kho dự trữ, và chuỗi mua này có thể không kéo dài.
Một chuyên gia kỳ cựu trong ngành đậu nành tại Trung Quốc nhận xét rằng Sinograin chú trọng chất lượng hơn giá cả, và đậu nành Brazil không phù hợp để dự trữ lâu dài vì dễ bị giảm chất lượng.
Giá cao su thế giới tiếp tục biến động trái chiều trong bối cảnh nhu cầu ảm đạm và giá dầu thô giảm. Năm 2024, ANRPC dự kiến tăng trưởng sản xuất cao hơn so với tăng trưởng tiêu thụ nhưng sản lượng toàn cầu vẫn thiếu hụt khoảng 841.000 tấn so với tiêu dùng.
Giá quặng sắt đã mất hơn 25% giá trị trong năm nay, trở thành một trong những nguyên liệu thô kém hiệu quả nhất. Mặt hàng này được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2025 và 2026.
Hiệp hội Thép Đông Nam Á dẫn báo cáo của Mysteel về triển vọng thị trường thép nội địa Trung Quốc năm 2025 cho thấy cả sản lượng thép thô và tiêu thụ thực tế đều dự kiến giảm, trong đó sản lượng giảm nhanh hơn nhu cầu. Nguyên nhân chính được cho là do xuất khẩu thép suy yếu.
Sáng 19/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới.