Kinh doanh & Thị trường 03/03/2025 15:56

Trung tâm thương mại vắng vẻ, người dùng ngại chi tiêu: Tương lai nào cho ngành bán lẻ 2025?

Những trung tâm thương mại tối đèn trong tuần đang dần trở thành một thực tế phổ biến tại các thành phố lớn, khi xu hướng tiêu dùng chuyển trọng tâm.

Tại toạ đàm “Bán lẻ 2025: Nhận diện cơ hội và triển vọng của thị trường” được tổ chức mới đây, ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội cho biết người tiêu dùng đang bước vào năm 2025 với tâm lý thận trọng - thể hiện qua chỉ số niềm tin tiêu dùng duy trì ở mức 54%. Trong khi 41% người tiêu dùng cho thấy khả năng tiết kiệm suy giảm.

“Lạm phát tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, chi tiêu chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như giáo dục, thực phẩm và y tế và giảm chi đối với danh mục không thiết yếu. Người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với giá cả, ưu tiên săn khuyến mãi và tìm kiếm những lựa chọn mua sắm tiết kiệm hơn”, ông nói.

 

Những thay đổi này đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp bán lẻ trong việc duy trì sức mua và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Chuyên gia phân tích rằng, các thương hiệu cần cân bằng giữa tối ưu giá cả, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Đồng thời theo ông  Matthew, chuyển dịch sang kênh thương mại điện tử đang hình thành thói quen mua sắm với nhóm khách hàng trẻ, ở mặt hàng thiết yếu. Do đó, doanh nghiệp bán lẻ cần đầu tư vào nền tảng số, tối ưu hành trình khách hàng và xây dựng lòng trung thành thông qua trải nghiệm mua sắm liền mạch.

Tại toạ đàm, nói về khía cạnh khác của tương lai bán lẻ năm 2025, ông Ralf Matthaes - Giám đốc Điều hành IFM Research, đã chia sẻ câu chuyện từ thị trường Thượng Hải. Ông cho biết các nhà bán lẻ Thượng Hải đang có xu hướng dịch chuyển từ trung tâm thương mại sang cửa hàng mặt phố và nhấn mạnh đây là một chỉ báo quan trọng cho Việt Nam.

Ông nói rằng nhiều thương hiệu quốc tế đang rời khỏi các trung tâm thương mại để mở cửa hàng riêng trên các tuyến phố mua sắm sầm uất như Đại lộ Nam Kinh. Những thương hiệu như Gentle Monster, Aesop, Supreme đã và đang mở rộng mạng lưới cửa hàng mặt phố nhằm tăng cường sự hiện diện thương hiệu, tạo ra không gian trải nghiệm độc đáo và kết nối gần gũi hơn với khách hàng. 

Bên trong một trung tâm thương mại ở Hà Nội. (Ảnh: Đức Huy).

Theo bà Stephanie Lau, Quản lý Cấp cao, Đại diện Khách thuê Bán lẻ tại Savills Trung Quốc, động thái này không chỉ giúp các thương hiệu kiểm soát tốt hơn thiết kế cửa hàng, chiến lược tiếp thị mà còn tối ưu hóa doanh thu bằng cách tận dụng dòng khách hàng từ các khu vực trung tâm.

“Trong bối cảnh hành vi tiêu dùng ngày càng thay đổi, các nhà bán lẻ Việt Nam có thể cân nhắc việc mở rộng mô hình cửa hàng mặt phố tại những vị trí chiến lược để nâng cao độ nhận diện thương hiệu và cải thiện trải nghiệm khách hàng”, Giám đốc IFM Research lưu ý.

Thực tế, theo báo cáo của Savills, công suất thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội trong nửa đầu năm 2024 chỉ còn 84%, giảm 3% so với đầu năm và 2% so với cùng kỳ năm 2023. 

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao bộ phận cho thuê thương mại của Savills Hà Nội, khi ấy thừa nhận thực tế với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước, nhu cầu thuê mặt bằng vẫn cao, nhưng không phải trung tâm thương mại nào cũng thu hút được khách thuê.

Dù vậy, số liệu của Savills cho thấy tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM vẫn là các trung tâm mua sắm với tỷ lệ 63%. 

Bà Từ Thị Hồng An, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills TP HCM, đánh giá: “Các trung tâm thương mại luôn giữ tỷ lệ lấp đầy cao, tuy nhiên luôn cần sự năng động tươi mới bằng các hoạt động cải tạo, đổi mới liên tục để duy trì tính cạnh tranh gắt gao giữa các loại hình bán lẻ”.

Dự báo của Bộ Công Thương cho thấy, quy mô thị trường bán lẻ trong năm 2025 có thể đạt 350 tỷ USD, đóng góp 59% tổng ngân sách nhà nước. Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá tăng trưởng tích cực.

So với Thái Lan, Indonesia hay Singapore, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng đã có sự bứt phá đáng kể sau đại dịch. Trước đây, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng mua sắm tại nước ngoài, đặc biệt là Bangkok, do sự hiện diện của nhiều thương hiệu quốc tế. 

Khi nhu cầu tiêu dùng nội địa gia tăng, nhiều thương hiệu quốc tế đã nhận thấy tiềm năng mở rộng tại Việt Nam. Đồng thời, với dân số trẻ và sức tiêu dùng lớn, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn với các tập đoàn bán lẻ lớn. 

“Trong giai đoạn 2025 - 2030, thị trường kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh với các quốc gia hàng đầu khu vực”, phía Savil dự báo.

Đức Huy
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh doanh & Thị trường 17/05/2025 15:19
Nestlé nói gì khi dùng kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng để truyền thông sản phẩm Milo?

Nestlé cho rằng công ty tuân thủ đúng quy định pháp lý khi truyền thông kết quả nghiên cứu do Viện Dinh dưỡng thực hiện.

Kinh doanh & Thị trường 17/05/2025 12:46
Xu hướng quảng cáo di động: Dùng ngôi sao ca nhạc hiệu quả hơn diễn viên điện ảnh

Các DN toàn cầu đã chi tiêu cho quảng cáo di động lên tới 2,4 tỷ USD từ quý I/2024 đến quý I/2025. Người nổi tiếng trong lĩnh vực truyền hình và âm nhạc mang lại hiệu quả cao hơn so với diễn viên điện ảnh, nhưng ít được quan tâm hơn.

Kinh doanh & Thị trường 17/05/2025 12:05
Ông Nguyễn Bá Sáng nói về chiến lược thận trọng của An Gia sau 'tai nạn' thị trường bất động sản

Ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT An Gia, cho biết công ty sẽ tiếp tục phát triển quỹ đất thận trọng, chỉ tham gia các dự án đã có pháp lý hoàn thiện hoặc còn vướng một số vấn đề nhỏ. Ông khẳng định “chúng tôi không vội vàng mua quỹ đất nếu chưa đảm bảo rõ ràng về pháp lý và khả năng triển khai”.

Kinh doanh & Thị trường 17/05/2025 08:59
Kiến trúc - Hành trình từ tư duy đến thiết kế trải nghiệm sống

Một không gian sống chất lượng là nơi vừa đẹp về mặt thẩm mỹ, vừa cân bằng được các yếu tố thiên nhiên, sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Nhưng làm thế nào để kiến tạo không gian sống hoàn hảo? Và liệu kiến trúc phải chăng là lời giải của cuộc sống hạnh phúc?

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO