Vĩ Mô 05/12/2023 19:25

TS. Nguyễn Đình Cung: Không nên quá phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI, cần tư duy theo hướng sản xuất toàn cầu

Các doanh nghiệp Việt đang tham gia chủ yếu vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị, phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn toàn cầu.

Tọa đàm "Liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu" tổ chức ngày 5/12. (Ảnh: A.Đ).

Ngày 5/12, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cùng Viện Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) tổ chức tọa đàm "Liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu".

Tại tọa đàm, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận khi nói đến phát triển công nghiệp phụ trợ, tham gia vào chuỗi liên kết với doanh nghiệp FDI. 

"Thay vì nghĩ rằng khi doanh nghiệp FDI vào và sẽ hỗ trợ, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam, cần tư duy theo hướng sản xuất toàn cầu. Ví dụ như Thái Lan sản xuất phụ tùng ô tô quy mô lớn và các quốc gia đều phải mua của họ", ông nói.

Ông cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh năng lực nội tại, làm ngành cung ứng cho tất cả, không chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI, như thế thì quy mô sẽ rất nhỏ.

Cũng nói về công nghiệp phụ trợ mà cụ thể là ngành sản xuất lắp ráp ô tô, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng VEPR, cho biết ngành này không phát triển mạnh mẽ được như xe máy hay dòng xe thương mại do phụ thuộc nặng nề vào phụ tùng, linh kiện nhập khẩu.

Mặc dù một số bộ phận đơn giản và thâm dụng lao động như ghế ô tô đã được sản xuất trong nước nhưng các phụ tùng, linh kiện phức tạp như động cơ và hộp số thường được nhập khẩu từ các chi nhánh của công ty mẹ hoặc từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Hiện tỷ lệ nội địa hoá chỉ chiếm khoảng từ 10 - 20% đối với sản phẩm ô tô, thấp hơn nhiều so với mức 45% của Thái Lan.

Hiện Việt Nam có 20 doanh nghiệp lắp ráp ô tô lớn đang hoạt động nhưng chỉ có 81 nhà cung ứng cấp 1 và 145 nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3. Trong khi đó Thái Lan chỉ có 16 nhà lắp ráp ô tô lớn nhưng quốc gia này có tới 690 nhà cung cấp cấp 1 và 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3.

Chuyên gia VEPR cho hay ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời muộn, tham gia chủ yếu vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị, phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu; chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.

Các doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp các chi tiết có giá trị gia tăng thấp và thâm dụng lao động như lốp, ắc quy và dây điện. Việt Nam có khoảng 200 - 300 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với năng lực sản xuất và công nghệ thấp. 

Ngoài ra, các chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, còn chưa đủ hấp dẫn để thực sự khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Đây chính là một trong những nút thắt, ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.  

 

Anh Đào
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vĩ Mô 15/07/2025 21:27
Khu vực sẽ cấm xe máy chạy xăng dầu từ 1/7/2026

Thủ tướng yêu cầu từ 1/7/2026 Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong vành đai 1; từ 2028 mở rộng ra vành đai 2, hạn chế ôtô cá nhân sử dụng xăng dầu; từ 2030 mở rộng ra vành đai 3.

Vĩ Mô 15/07/2025 20:43
Nghiên cứu xã hội hóa để thực hiện dự án mở rộng Cảng hàng không Pleiku có tổng vốn đầu tư 2.114 tỷ đồng

Theo Bộ Xây dựng, về việc cải tạo khu bay, trường hợp tỉnh Gia Lai có nhu cầu triển khai sớm, UBND tỉnh nghiên cứu phương án sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư trước. Riêng đối với khu hàng không dân dụng, nếu ACV chưa thể cân đối nguồn vốn, Gia Lai có thể đề xuất nguồn lực xã hội hóa.

Vĩ Mô 15/07/2025 20:40
Đà Nẵng sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn

Tổng vốn đầu tư dự kiến là hơn 9.881 tỷ đồng, đã bao gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng hơn 117 tỷ đồng; trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là hơn 1.482 tỷ đồng; vốn huy động là hơn 8.399 tỷ đồng.

Vĩ Mô 15/07/2025 19:55
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Không chỉ giải bài toán môi trường

Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp, biện pháp để không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO