Vàng vẫn là trụ cột trong chiến lược dự trữ của các ngân hàng trung ương

Các ngân hàng trung ương tiếp tục coi vàng là thành phần quan trọng trong chiến lược dự trữ, nhấn mạnh vai trò của kim loại quý này như một tài sản đa dạng hóa đầu tư và đảm bảo an toàn trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và kinh tế.

Vàng được trữ tại một ngân hàng ở Frankfurt, Đức. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN).

Quan điểm này đã được củng cố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Thị trường Vàng London (LBMA) tại Miami, nơi đại diện các ngân hàng trung ương của Mexico, Mông Cổ và CH Czech đã khẳng định cam kết duy trì và có khả năng tăng lượng vàng họ đang nắm giữ.

Nhu cầu vàng từ ngân hàng trung ương đã hỗ trợ giá vàng trong giai đoạn lãi suất cao năm 2022-2023. Tuy nhiên, mức tăng 28% của giá vàng trong năm 2024 đã khiến một số ngân hàng trung ương, như Trung Quốc, tạm dừng mua vào. Dù vậy, các đại diện tại Miami khẳng định giá trị của vàng vượt xa biến động thị trường ngắn hạn.

Mỗi ngân hàng trung ương đều đưa ra lý do riêng cho việc nắm giữ vàng. Mông Cổ coi vàng như tài sản an toàn. CH Czech xem vàng là công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư, trong khi Mexico coi vàng là hàng rào quan trọng giúp phòng ngừa những bất ổn, bao gồm lãi suất thấp, căng thẳng địa chính trị và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.

Ngân hàng trung ương Mexico (Banco de México) cho rằng tỷ trọng vàng trong danh mục đầu tư của họ có thể tăng lên. Các đại diện của Mông Cổ và CH Czech cũng đồng tình với quan điểm này và dự báo lượng vàng dự trữ của quốc gia mình sẽ tăng. Cả ba đại diện ngân hàng trung ương nêu trên xác nhận không tham gia vào các công cụ phái sinh vàng và vẫn coi London là nơi lưu trữ vàng chính. Mông Cổ bày tỏ mong muốn đưa về nước một phần vàng, trong khi các ngân hàng khác không có kế hoạch tương tự.

Tính từ đầu năm 2024 tới nay, giá vàng đã tăng khoảng 28% và vượt trội so với chứng khoán lẫn trái phiếu Mỹ. Việc các ngân hàng trung ương mạnh tay mua vàng đã góp phần vào đà tăng trên. Họ tìm đến kim loại quý này để bảo vệ tài sản quốc gia trước các bất ổn địa chính trị và kinh tế.

Theo ông Terrence Keeley, cựu quản lý cấp cao của tập đoàn tài chính BlackRock và hiện là Giám đốc điều hành (CEO) của công ty nghiên cứu thị trường Impact Evaluation Lab, trung bình 15% dự trữ ngoại hối các ngân hàng trung ương là bằng kim loại quý theo định giá thị trường.

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) thông báo lượng mua vàng của các ngân hàng trung ương toàn cầu tăng 6% (tương đương 183 tấn) trong quý II. Tuy nhiên, dự báo WGC cho thấy con số này có thể giảm xuống 150 tấn trung bình trong cả năm. Dù vậy, nhu cầu vàng từ các ngân hàng trung ương vẫn là yếu tố then chốt định hình thị trường vàng.

Hương Thủy
CÙNG CHUYÊN MỤC
Nỗ lực đặc biệt giúp Nga giữ hàng trăm tỷ USD ngoài tầm với của phương Tây

Lệnh trừng phạt do các nước phương Tây áp đặt vào năm 2022 đã hạn chế khả năng tiếp cận một số tài sản tài chính của Nga, nhưng dự trữ vàng của nước này thì nằm ngoài tầm với của lệnh cấm.

Xem xét giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho khoản vay đề án 1 triệu ha lúa ĐBSCL

Các tổ chức tín dụng xem xét cân đối nguồn vốn và tiết giảm chi phí để áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn tối thiểu 1%/năm so với lãi suất cho vay cùng kỳ hạn đang áp dụng cho khách hàng tương tự. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia liên kết.

Doanh nghiệp xoay xở ra sao khi giá điện tăng?

Doanh nghiệp sản xuất cho biết việc giá điện tăng 4,8% buộc họ tìm cách tiếp tục tiết giảm và đầu tư thêm hệ thống điện mặt trời mái nhà để tự chủ năng lượng.

Giá sầu riêng hôm nay 15/10: Duy trì ở mức tốt

Giá sầu riêng hôm nay 15/10 không có nhiều biến động trên cả nước, với giá tại Thái Nguyên vẫn ở mức tốt nhất, đạt 100.000 đồng/kg.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO