Việt Nam chi gần 1,5 tỷ USD cho nhập khẩu phân bón

11 tháng năm 2022, Việt Nam chi gần 1,5 tỷ USD cho nhập khẩu phân bón. Trong đó, nguồn cung phân bón từ Trung Quốc chiếm 45,5% tổng kim ngạch nhập khẩu măt hàng này.

Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương (VITIC) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 11 cả nước nhập khẩu 330.785 tấn phân bón, tương đương 162 triệu USD, tăng 3% về lượng và tăng 5% về giá trị so với tháng 10.

Tính chung 11 tháng năm 2022, nhập khẩu phân bón đạt 3,1 triệu tấn, tương đương gần 1,5 tỷ USD, giảm 26% về lượng nhưng tăng 12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Giá phân bón nhập khẩu trong tháng 11 ở mức 489 USD/tấn, đi ngang so với tháng 10 nhưng tăng 21% so với tháng 11/2021. Bình quân 11 tháng đầu năm, giá phân bón nhập khẩu ở mức 471 USD/tấn, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2021.

 (Nguồn: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

11 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam với gần 1,6 triệu tấn, tương đương 666 triệu USD, giảm 15% về lượng, nhưng tăng 22% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Hiện, nguồn cung phân bón từ Trung Quốc đang chiếm 51% trong tổng lượng và chiếm 45,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Tiếp đến thị trường Nga đứng ở vị trí thứ hai với 216.678 tấn, tương đương 156 triệu USD, giảm 35% về lượng nhưng tăng 37% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn cung phân bón từ Nga đang chiếm 7% trong tổng lượng và chiếm 11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam.

VITIC cho biết thêm nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á đạt 243.892 tấn, tương đương 149,5 triệu USD, giảm mạnh 48% về lượng và giảm 13% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn cung phân bón từ Đông Nam Á chiếm gần 8% trong tổng lượng và chiếm 10,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA RCEP đạt 2,3 triệu tấn, tương đương 934 triệu USD, giảm 17% về lượng nhưng tăng 17% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 74% trong tổng lượng và chiếm 64% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA CPTTP đạt 470.675 tấn, tương đương 143 triệu USD, giảm 15,5% về lượng nhưng tăng 10,6% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 15,2% trong tổng lượng và chiếm 9,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

VITIC nhận định nhìn chung, trong 11 tháng năm 2022 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường giảm về khối lượng nhưng tăng về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Hoàng Anh
CÙNG CHUYÊN MỤC
Thủ tướng: Xác định lộ trình để hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần xác định lộ trình, công việc của từng năm để tới năm 2030, Việt Nam có nhà máy điện hạt nhân.

Xuất khẩu tôm đối mặt với thách thức thiếu nguyên liệu

VASEP nhận định ngành tôm dù vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt.

Giá lúa gạo hôm nay 15/1: Giá gạo xuất khẩu chạm đáy kể từ tháng 9/2022

Giá lúa gạo hôm nay (15/1) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định đối với lúa và giảm nhẹ đối với gạo OM 380. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu giảm 12 USD, xuống còn 422 USD/tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022.

Giá sầu riêng hôm nay 15/1: Duy trì ổn định trước Tết Nguyên đán

Khảo sát thị trường nội địa, giá sầu riêng hôm nay duy trì xu hướng ổn định tại các vùng trồng chính trên cả nước, dao động ở mức tốt trên 100.000 đồng/kg đối với loại đẹp.