Sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ishiba Shigeru cùng Phu nhân, lãnh đạo hai nước sẽ tập trung trao đổi sâu về các lĩnh vực hợp tác chiến lược.
Theo đó, Nhật Bản tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, giúp Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư với việc cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường cho hàng hoá của nhau.
Hai bên phấn đấu sớm mở cửa thị trường cho quả bưởi Việt Nam và nho Nhật Bản, đồng thời trao đổi về khả năng mở cửa thị trường cho các mặt hàng hoa quả, nông sản khác như chanh leo Việt Nam và đào Nhật Bản...
Ngoài ra, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi về những lĩnh vực trụ cột mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản như: khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác. (Ảnh: VGP).
Sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác quan trọng giữa các bộ, ngành, cơ quan của hai nước.
Các văn kiện được trao tại buổi lễ gồm: Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản về hợp tác nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.
Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản về hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.
Bản thỏa thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản.
Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản về việc thúc đẩy các dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng.
Hiện tại, Nhật Bản là đối tác cung cấp vốn vay và viện trợ ODA, đối tác hợp tác lao động lớn nhất; nhà đầu tư lớn thứ ba; đối tác thương mại, du lịch lớn thứ 4 của Việt Nam.
Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 46,2 tỷ USD. Luỹ kế đến hết tháng 3 năm nay, Nhật Bản có 5.557 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 78,6 tỷ USD và Việt Nam có 126 dự án đầu tư sang Nhật Bản với tổng vốn đăng ký đạt 20,6 triệu USD.
Đặc biệt, đến hết năm tài khoá 2024, Nhật Bản đã dành cho Việt Nam khoảng 2.550 tỷ yen (tương đương hơn 23 tỷ USD) vốn ODA. Trong đó có nhiều công trình, dự án nổi bật như: cầu Nhật Tân, nhà ga T2 sân bay Nội Bài, tuyến metro số 1 TP HCM...
Theo ước tính ban đầu của Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, toàn quốc sẽ giảm từ 10.035 xã phường xuống còn khoảng 3.300 đơn vị.
Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM là ba địa phương dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số phát triển du lịch của Việt Nam năm 2024.
Tính đến ngày 15/4, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 237,97 tỷ USD, tăng 16,5%. Trong đó, 10 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD, dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 24,81 tỷ USD
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội vừa được điều động giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng nhiệm kỳ 2020 - 2025.