Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4 (từ ngày 1/4 đến ngày 15/4) đạt 35,44 tỷ USD, giảm 10,6% (tương ứng giảm 4,2 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2025.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 4 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/4 đạt 237,97 tỷ USD, tăng 16,5%, tương ứng tăng 33,71 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2024.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 159,17 tỷ USD, tăng 15,6% (tương ứng tăng 21,53 tỷ USD).
Như vậy, trong kỳ 1 tháng 4, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,94 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,27 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu từ đầu năm đến 15/4. (Nguyễn Ngọc tổng hợp từ Cục Hải quan)
Cụ thể, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4 đạt 16,75 tỷ USD, giảm 6,9% so với kỳ 1 tháng 3. So với kỳ 2 tháng 3 (là kỳ có trị giá xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay) thì trị giá xuất khẩu của kỳ 1 tháng 4 giảm 18,3% (tương ứng giảm 3,74 tỷ USD về số tuyệt đối).
Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 4 giảm so với kỳ 2 tháng 3 ở các nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 814 triệu USD, tương ứng giảm 18%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 745 triệu USD, tương ứng giảm 29,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 412 triệu USD, tương ứng giảm 16,4%...
Như vậy, tính đến hết 15/4, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 119,62 tỷ USD, tăng 16,3% tương ứng tăng 16,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.
Trong đó, có 10 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Trong đó, dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 24,81 tỷ USD.
Tiếp theo là điện thoại các loại và linh kiện 15,81 tỷ USD; máy móc, thiết bị 14,48 tỷ USD, hàng dệt may 10,01 tỷ USD; giày dép các loại 6,4 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ 4,57 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 4,49 tỷ USD; cà phê 3,3 tỷ USD; hàng thủy sản 2,7 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 2,06 tỷ USD.
10 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD tính đến 15/4. (Nguồn: Nguyễn Ngọc tổng hợp từ số liệu Cục Hải quan
Ở chiều ngược, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4 đạt 18,69 tỷ USD, giảm 2,4% (tương ứng giảm 459 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 03/2025.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 4 tăng so với kỳ 2 tháng 3 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 217 triệu USD, tương ứng giảm 3,8%; ô tô nguyên chiếc các loại giảm 67 triệu USD, tương ứng giảm 24,5%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 65 triệu USD, tương ứng giảm 2,6%.
Như vậy, tính đến hết 15/4, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 118,35 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 16,93 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 9,12 tỷ USD, tương ứng tăng 32,5%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 2,64 tỷ USD, tương ứng tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Theo ông Đỗ Ngọc Hưng – Tham tán Thương mại tại Mỹ, Việt Nam nằm trong nhóm các nước Mỹ ưu tiên đàm phán cùng với Ấn Độ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Indonesia
Công ty Tokuyama (Nhật Bản) cho biết sẽ xây dựng nhà máy sản xuất silicon đa tinh thể dùng cho chất bán dẫn tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực bán dẫn, giáo dục, chuyển dịch năng lượng.
Theo ước tính ban đầu của Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, toàn quốc sẽ giảm từ 10.035 xã phường xuống còn khoảng 3.300 đơn vị.