Chính sách thuế nhập khẩu của chính quyền mới đắc cử Donald Trump trở thành bài toàn lớn cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các đơn vị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ với tổng quy mô hàng tỷ USD mỗi năm.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá khả năng các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị áp thuế trong nhiệm kỳ của ông Trump hiện chưa rõ ràng, bởi quốc gia này chưa từng áp thuế đồng bộ lên thủy sản trong quá khứ.
Vẫn hưởng lợi từ thị trường Mỹ
"Nếu Mỹ áp thuế lên ngành thủy sản, mức thuế kỳ vọng không quá cao do giá trị xuất nhập khẩu thủy sản của Mỹ thấp", chuyên gia nhân định.
Giá trị xuất khẩu thủy sản Mỹ trung bình 2021-2023 đạt 7,1 tỷ USD (chiếm 0,4% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu). Giá trị nhập khẩu thủy sản trung bình cùng giai đoạn này đạt 30,7 tỷ USD (chiếm 1% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu).
Do đó, trong trường hợp Mỹ áp thuế nhập khẩu 60-100% lên Trung Quốc và 10-20% lên các nước khác, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể bị phân hóa, với ngành cá tra được dự báo hưởng lợi nhiều hơn ngành tôm.
Đơn vị phân tích giải thích trước giai đoạn áp thuế, sản lượng thủy sản xuất khẩu sẽ tăng mạnh đột ngột do người mua nhập khẩu trữ hàng trước để tránh thuế cao.
Thực tế cho thấy xuất khẩu thủy sản ước đang tăng tốc từ tháng 10 khi đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022) mà xuất khẩu thủy sản theo tháng đã trở lại mốc tỷ USD.
Ngành cá tra có thể chiếm một phần miếng bánh 10% thị phần của cá rô phi tùy theo khả năng cạnh tranh về giá sau thuế. Giá cá tra trung bình 8 tháng đầu năm hiện thấp hơn giá cá rô phi (chủ yếu từ Trung Quốc) và giá cá Minh Thái Alaska (nội địa Mỹ) lần lượt 46% và 8%.
Xét về doanh nghiệp, Vĩnh Hoàn (Mã: ANV) là doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất nếu Mỹ áp thuế, bởi đây là thị trường xuất khẩu chủ lực chiếm khoảng 1/3 doanh thu công ty. Trong khi Navico (Mã: ANV) và Thủy sản IDI (Mã: IDI) hưởng lợi ít hơn do thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lần lượt 10% và dưới 5% doanh thu.
Trong khi ngành tôm dự kiến không hưởng lợi và cũng không ảnh hưởng tiêu cực nếu bị áp thuế đồng bộ do các nước xuất khẩu tôm qua Mỹ chủ yếu là Ấn độ, Ecuador, Indonesia và giá bán tôm Việt Nam cũng duy trì ở mức cao hơn giá tôm nội địa.
Mỹ cũng cần phải nhập khẩu tôm từ các nước do nguồn cung trong nước không đủ. Theo Hiệp hội chế biến tôm Mỹ, tổng sản lượng tôm đông lạnh nước ấm sản xuất năm 2022 của Mỹ là 134 nghìn pound, tương đương 7,4% nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Nhưng giá ước ăn mòn lợi nhuận
Chuyên gia VDSC lưu ý rằng các công ty thủy sản Việt Nam vẫn đối mặt với thách thức về chi phí vận chuyển do cước tàu vẫn ở mức cao, điều này có thể bào mòn bớt lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu.
Thực tế, theo giải trình kết quả kinh doanh quý III, ban lãnh đạo Navico cho biết do tăng sản lượng xuất bán nên doanh thu tăng trưởng 22% và có lãi trước thuế 37 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty cũng chịu ảnh hưởng bởi chi phí bán hàng tăng vọt 118% khi giá cước tàu cao.
Còn trên thuyết minh báo cáo, chi phí vận chuyển trong quý này là gần 59 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Đây là khoản chi phí lớn nhất trong kỳ vừa qua (vượt cả chi phí lãi vay hơn 20 tỷ đồng và cao hơn cả lợi nhuận trước thuế).
Tổng chi phí vận chuyển lũy kế 9 tháng đầu năm là hơn 112 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi cùng kỳ và đã bào mòn đáng kể lợi nhuận trước thuế công ty xuống mức chỉ còn gần 65 tỷ đồng.
Tình cảnh tương tự là IDI khi lợi nhuận công ty bị hao mòn bởi chi phí vận chuyển. Khoản mục này trong 9 tháng đầu năm là gần 81 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ, qua đó làm giảm đáng kể lợi nhuận trước thuế về 77 tỷ đồng.
Đại diện lớn nhất ngành cá tra là Vĩnh Hoàn chứng kiến chi phí vận chuyển và lưu kho lên hơn 140 tỷ đồng kể từ đầu năm, cao hơn 84% so với cùng kỳ và cũng là khoản chi phí lớn nhất của doanh nghiệp.
Đại diện ngành tôm là Thực phẩm Sao Ta (Fimex - Mã: FMC) cũng tốn hơn 135 tỷ đồng chi phí vận chuyển trong 9 tháng vừa qua, gấp 2,25 lần so với cùng kỳ. Điều này có tác động co hẹp mức tăng trưởng chung về lợi nhuận.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), việc ông Trump tái đắc cử tổng thống có thể khiến chuỗi cung ứng của Mỹ thay đổi lớn. Quốc gia này sẽ giảm nhập thủy sản từ Trung Quốc và tìm kiếm các nguồn cung thay thế, trong đó có Việt Nam.
"Chuỗi cung ứng toàn cầu xáo trộn thì vẫn tạo ra cơ hội. Việt Nam có thể được lựa chọn làm nhà cung cấp thay thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu", Vasep nhận định.
Tuy nhiên, ngành thủy sản đồng thời cũng đối diện với các biện pháp phòng vệ thương mại tăng, gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm.
Công ty muốn xin ý kiến cổ đông về việc hạ 54% chỉ tiêu lợi nhuận năm nay về mức 65 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ 2008 đến nay.
Từ đầu năm đến nay, Vạn Hương Investoco đã huy động thành công ba lô trái phiếu tổng giá trị hơn 4.890 tỷ đồng.
Novaland cho rằng dịch vụ kiểm toán do PwC cung cấp trong thời gian qua không đáp ứng yêu cầu cần thiết để thực hiện và đảm bảo tiến độ kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính của Novaland theo quy định về công bố thông tin đối với công ty niêm yết.
Mai Thị Hồng Hạnh khai đã sử dụng 219 tỷ đồng tiền quỹ bình ổn giá để đầu tư bất động sản, kinh doanh xăng dầu thua lỗ nên dùng 1.244 tỷ đồng tiền thuế môi trường để sử dụng cá nhân.