Tại Nghị quyết số 124 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan và địa phương tập trung thực hiện 10 nhiệm vụtrọng tâm, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra của năm 2025.
Trong đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả 4 Nghị quyết của Bộ Chính trị gồm: Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Nghị quyết số 59 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới, Nghị quyết số 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân.
Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương giải quyết 2.212 dự án khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài với tổng kinh phí gần 5,9 triệu tỷ đồng và trên 347.000 ha đất.
Các bộ, cơ quan, địa phương phải thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch được Thủ tướng giao. Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng về kết quả phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030; bố trí vốn tập trung, trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tổng số dự án nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2026 - 2030 không quá 3.000 dự án; tích cực triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia và liên quốc tế.
Các bộ, cơ quan, địa phương phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Song song đó, rà soát, tổng hợp, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án quan trọng, các công trình lớn của ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị trực thuộc và của địa phương đủ điều kiện theo quy định, dự kiến khởi công, khánh thành để chào mừng hai ngày lễ lớn sắp tới.
Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân của 16 bộ, cơ quan và 27 địa phương đến ngày 15/3 chưa hoàn thành phân bổ kế hoạch vốn năm 2025. Việc này được yêu cầu hoàn thành trong tháng 5.
Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, báo cáo Chính phủ trước ngày 10/5 về phương án: điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2025 giữa các bộ, cơ quan, địa phương và sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2024.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương quyết liệt triển khai các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025, dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu... bảo đảm mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc, trên 1.000 km đường bộ ven biển, quyết tâm, quyết liệt hoàn thành toàn bộ cao tốc Bắc - Nam từ Cao Bằng - Cà Mau trong năm 2025.
Ngoài các dự án đường bộ, Bộ Xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành hoàn thành trong năm nay; đẩy nhanh tiến độ sân bay Gia Bình, khởi công sân bay Phú Quốc, sân bay Côn Đảo, sân bay Cà Mau; khẩn trương triển khai thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư để khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19/12 trên 5 điểm ở các địa phương.
Chính phủ yêu cầu xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân của 16 bộ, cơ quan và 27 địa phương đến ngày 15/3 chưa hoàn thành phân bổ kế hoạch vốn năm 2025. (Ảnh minh hoạ).
Cũng tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu và chuỗi cung ứng; đẩy mạnh kết nối cung cầu, hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp.
Chính phủ đề nghị các đơn vị có chính sách khuyến khích tiêu dùng, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh và năng lực; thúc đẩy phát triển thị trường trong nước.
Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động, tích cực hoàn thiện và triển khai các phương án đàm phán với Mỹ; thúc đẩy tiến hành thủ tục tham gia Hiệp định Công nghệ thông tin mở rộng (ITA2), mở cửa thị trường đối với sản phẩm công nghệ của Mỹ.
Cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường lớn, giàu tiềm năng đối với các sản phẩm có thế mạnh, nhất là các thị trường Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ Latinh, Ẩn Độ, Ai Cập, Pakistan...
Bộ Công Thương cần xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng, báo cáo Thủ tướng trong tháng 5.
Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Tài chính, cơ quan liên quan và các địa phương, tăng cường kiểm tra, rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Một nhiệm vụ trọng tâm khác được nêu rại Nghị quyết là việc tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật gắn với sắp xếp lại bộ máy, đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương hai; cải cách hành chính hiệu quả, thực chất, tháo gỡ vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tập trung quyết liệt thực hiện tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai, bảo đảm đúng tiến độ theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư (trong tháng 5 và tháng 6).
Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến nhân dân, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không để phát sinh tình hình phức tạp. Khẩn trương xây dựng kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp và hoàn thành báo cáo tổng hợp của bộ, ngành, địa phương mình trước ngày 30/5.
Nghị quyết cũng lưu ý các đơn vị cần chủ động rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ với thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp năm 2013 sửa đổi (dự kiến ngày 1/7), bảo đảm chính quyền địa phương hai cấp đi vào hoạt động thông suốt, liên tục; hoàn thành trước ngày 30/6.
Bức tranh kinh tế Đồng Nai 4 tháng đầu năm đã cho thấy những tín hiệu tích cực, với nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ.
Sau khi tiếp thu và chỉnh lý, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp không quy định hạn chế doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và bổ sung quy định quyền cho thuê, thuê mua, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp.
Trong 4 tháng đầu năm, Bắc Giang tiếp tục đà tăng trưởng kinh tế cao, trong đó công nghiệp vẫn là động lực phát triển với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 26,75%.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng có tới 17 chính sách về thành lập và các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do tại Thành phố.