Xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP lần đầu tăng trưởng dương kể từ tháng 2

Sau 9 tháng sụt giảm, xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP trong tháng 10 đã lấy lại đà tăng trưởng dương, đóng góp chủ yếu từ thị trường Mexico và Canada.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP đạt hơn 200 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Riêng trong tháng 10, xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP đạt hơn 23 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là tháng đầu tiên xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng trưởng dương, sau 9 tháng sụt giảm.

 (Số liệu: VASEP, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Mức tăng trưởng chung trong tháng 10 được đóng góp chủ yếu từ hai thị trường thành viên là Mexico và Canada.

Trong tháng 10, Mexico là thành viên dẫn đầu trong khối CPTPP về tiêu thụ cá tra Việt Nam, với hơn 7 triệu USD, mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 10% so với tháng 10/2022.

Tính chung 10 tháng năm 2023, Mexico chủ yếu mua từ Việt Nam các sản phẩm cá tra phile đông lạnh mã HS 0304, chiếm đến 93% tỷ trọng, giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng trong tháng 9 và tháng 10, tiêu thụ sản phẩm này tại Mexico tăng trưởng dương lần lượt là 36% và 12%, trong khi các tháng trước đó đều sụt giảm hai con số.

Ngoài Mexico, Canada cũng là quốc gia có tăng trưởng ấn tượng trong tháng 10 về nhập khẩu cá tra Việt Nam, kim ngạch đạt 4 triệu USD cá tra, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, phile đông lạnh là sản phẩm ưa thích nhất tại quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới. Tháng 10, xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang Canada đạt 3 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ. 10 tháng năm nay, Canada đã mua gần 27 triệu USD sản phẩm này, giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở chiều ngược lại, các thị trường khác trong khối như Singapore, Nhật Bản, Australia... vẫn giảm nhập khẩu cá tra Việt Nam trong tháng 10 năm nay.

VASEP nhận định xuất khẩu thủy sản sang khối thị trường CPTPP vẫn còn nhiều dư địa. Do vậy, các doanh nghiệp cần lựa chọn sản xuất hàng giá trị gia tăng và tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu theo hiệp định CPTPP.

Hoàng Anh
CÙNG CHUYÊN MỤC
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 10 năm qua

Lượng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua, do tình trạng kéo dài thời gian thông quan và các lô hàng từ Brazil đến trễ vì thu hoạch chậm cùng những vấn đề về logistics, theo Reuters.

Giá lúa gạo hôm nay 9/5: Gạo Ấn Độ chạm đáy 2 năm, Việt Nam và Thái Lan bật tăng trở lại

Giá lúa gạo hôm nay (9/5) tại thị trường trong nước tăng nhẹ 50 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu OM380 và cám. Trên thị trường thế giới, giá gạo Ấn Độ rơi xuống mức thấp nhất gần hai năm, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam tăng 3 – 10 USD/tấn trong tuần qua.

OPEC+ và thuế quan khiến giá dầu giảm sâu?

Giá dầu giảm gần 25% từ đầu năm đến nay, chủ yếu do cung vượt cầu khi OPEC+ tăng sản lượng và cuộc chiến thương mại khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu. Điều này gây khó khăn cho các quốc gia xuất khẩu dầu, nhưng mang lại lợi ích cho các nước nhập khẩu khi chi phí năng lượng giảm.

Bảng giá vàng ngày 9/5: Vàng SJC bất ngờ ‘lao dốc’ 2,5 triệu, nữ trang và nhẫn trơn rớt giá mạnh

Trưa 9/5, thị trường vàng trong nước bất ngờ đảo chiều giảm sâu sau phiên tăng mạnh trước đó. Vàng miếng SJC rơi khỏi đỉnh 122 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn và nữ trang các loại cũng đồng loạt sụt giảm mạnh, có nơi giảm hơn 4 triệu đồng/lượng.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO