Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài đạt 473,1 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước
Cụ thể, có 124 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 429,9 triệu USD, tăng 71,2% so với cùng kỳ năm trước; có 21 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 43,2 triệu USD, giảm 75,1%.
Trong đó, hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ đạt 200,5 triệu USD, chiếm 42,4% tổng vốn đầu tư; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 70,8 triệu USD, chiếm 15,0%; khai khoáng đạt 58,6 triệu USD, chiếm 12,4% bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 36,2 triệu USD, chiếm 7,6%; vận tải kho bãi đạt 33,2 triệu USD, chiếm 7,0%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí đạt 23,9 triệu USD, chiếm 5,0%; dịch vụ khác đạt 10,2 triệu USD, chiếm 2,2%.
Trong 30 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, Indonesia là nước dẫn đầu với 127,7 triệu USD, chiếm 27,0% tổng vốn đầu tư; Ấn Độ 90,1 triệu USD, chiếm 19,0%; Lào 77,9 triệu USD, chiếm 16,5%; Hà Lan 54,6 triệu USD, chiếm 11,5%; Mỹ 42,8 triệu USD, chiếm 9,0%; Girata 29,4 triệu USD, chiếm 6,2%; Campuchia 27,2 triệu USD, chiếm 5,8%; Anh 20,4 triệu USD, chiếm 4,3%.
Ở chiều ngược lại, tính đến 31/10, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Vốn FDI thực hiện ước đạt 19,58 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 15,8 tỷ USD, chiếm 80,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 8,0%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 801,7 triệu USD, chiếm 4,1%.
GDP của Việt Nam đã tăng dần trong những năm gần đây. Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua trong khu vực. Phân tích GDP theo ngành, sản xuất chế tạo là một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho GDP của Việt Nam, chiếm khoảng 25% GDP và là ngành lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Đây là một trong những yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong Công điện về giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, chậm thi công.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67 tỷ USD, tốc độ 350 km/h.
Trong 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này thấp hơn 2,7 điểm % so với mức tăng bình quân 10 tháng các năm giai đoạn trước dịch phản ánh cầu tiêu dùng trong nước phục hồi, nhưng chưa cao.