Ấn Độ cân nhắc gỡ lệnh hạn chế xuất khẩu loạt nông sản

Một hội đồng chính phủ đã khuyến nghị chấm dứt lệnh hạn chế xuất khẩu loạt mặt hàng nông sản, sau khi các kết quả nghiên cứu cho thấy những hạn chế được áp đặt vào năm 2021 nhằm kiềm chế chi phí thực chất đã gây rối loạn trong việc xác định giá thị trường,

 

Theo nguồn tin của Bloomberg, Ấn Độ đang xem xét hủy bỏ lệnh cấm kéo dài ba năm đối với giao dịch kỳ hạn của 7 loại nông sản, bao gồm lúa mì và gạo chưa qua chế biến, sau khi các nghiên cứu cho thấy các biện pháp này không mang lại hiệu quả.

Một hội đồng chính phủ đã khuyến nghị chấm dứt lệnh hạn chế này, sau khi các kết quả nghiên cứu cho thấy những hạn chế được áp đặt vào năm 2021 nhằm kiềm chế chi phí thực chất đã gây rối loạn trong việc xác định giá thị trường, nguồn tin cho biết. Giá các loại cây trồng trong nước cũng đã ổn định nhờ vào các đợt thu hoạch mới.

Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra bởi một nhóm bộ trưởng trong chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi, sau đó sẽ đề xuất Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Ấn Độ (SEBI) dỡ bỏ hoặc gia hạn lệnh cấm sau thời hạn hiện tại là ngày 31/1. 

Nếu lệnh cấm được dỡ bỏ, đây sẽ là một bước đi nữa của nhà sản xuất ngũ cốc và đường hàng đầu thế giới nhằm gỡ bỏ các hạn chế thời kỳ đại dịch đối với một số mặt hàng nông sản. Sau khi ông Modi giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ ba trong năm nay, chính phủ của ông đã gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo và ngũ cốc từ kho dự trữ quốc gia.

Ấn Độ bắt đầu áp dụng các biện pháp kiểm soát này ba năm trước nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định ngũ cốc cho chương trình phúc lợi cung cấp miễn phí lúa mì và gạo cho khoảng 800 triệu người, khi lạm phát đạt mức cao nhất trong ba thập kỷ do giá thực phẩm tăng cao. Nước này đã hạn chế xuất khẩu lúa mì, đường, gạo, ngăn chặn tích trữ và áp đặt giới hạn lưu trữ. Các biện pháp này đã gây rối loạn thị trường thế giới và khiến nông dân trong nước bất bình.

Một nghiên cứu do SEBI ủy quyền kết luận rằng lệnh cấm đối với các loại nông sản, bao gồm đậu xanh, hạt cải dầu, đậu tương, đậu xanh và dầu cọ thô, đã gây hại cho cả thị trường kỳ hạn và thị trường giao ngay, trong khi giá cả vẫn tiếp tục tăng. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng mỗi lần đình chỉ đều làm giảm lòng tin vào thị trường phái sinh, khiến việc thu hút nhà đầu tư trở nên khó khăn hơn.

Tại Ấn Độ, giá gạo vẫn ở mức thấp nhất trong 17 tháng do nhu cầu cải thiện trong bối cảnh đồng Rupee mất giá, theo Reuters.

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ hiện đang được báo giá ở mức 434 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn so với phiên giao dịch trước và giảm tổng cộng 9 USD/tấn trong tuần qua. Gạo trắng 5% tấm cũng giảm xuống còn 440 USD/tấn.

Một đại lý có trụ sở tại Kolkata thuộc một công ty thương mại toàn cầu cho biết: "Người mua đã đã đưa ra yêu cầu mua hàng trong tuần này vì gạo Ấn Độ rẻ hơn so với nguồn cung từ các nước khác".

Đồng Rupee Ấn Độ đạt mức thấp kỷ lục so với USD trong tuần này, giúp tăng đáng kể biên lợi nhuận của các nhà xuất khẩu.

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Dự báo giá heo hơi ngày 11/1: Có thể tiếp đà tăng nhanh trong cuối tuần

Theo dự báo của các chuyên gia, giá heo hơi ngày mai có thể biến động tại một số khu vực.

Giá thép cán phẳng tại EU có thể giảm 4% trong năm 2025

Các nhà phân tích của GMK Center dự đoán giá trung bình của các sản phẩm thép cán phẳng tại EU sẽ giảm thêm 4%, trong khi mức tiêu thụ thép toàn cầu giảm 0,7%.

Giá thép xây dựng hôm nay 10/1: Quay đầu giảm nhẹ vào cuối tuần

Trên thị trường quốc tế, giá thép Trung Quốc giảm trở lại trong phiên giao dịch chiều nay trong khi giá quặng sắt tiếp đà phục hồi.

Cơ hội để ngành điều Việt Nam bứt tốc

(Chinhphu.vn) - Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2024 đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 20,2% về trị giá so với năm 2023. Giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt khoảng 6.003 USD/tấn trong năm 2024, tăng 6,1% so với năm 2023.