Nông dân Ấn Độ đang đẩy nhanh tiến độ gieo trồng các loại cây vụ hè như lúa gạo, đậu tương, bông và ngô, sau khi lượng mưa gió mùa tháng 7 vượt mức trung bình, giúp cải thiện độ ẩm đất cần thiết cho quá trình gieo trồng, theo Reuters.
Thời tiết gió mùa đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế trị giá gần 4.000 tỷ USD của Ấn Độ, mang lại gần 70% lượng mưa cần thiết để tưới tiêu cho nông nghiệp. Đồng thời, thời tiết thuận lợi này bổ sung nước cho các tầng chứa ngầm và hồ chứa trên toàn quốc.
Gần một nửa diện tích đất canh tác của Ấn Độ không có hệ thống tưới tiêu chủ động và hoàn toàn phụ thuộc vào mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
Tính từ ngày 1/6 đến nay, quốc gia Nam Á này đã ghi nhận lượng mưa cao hơn 6% so với mức trung bình nhiều năm. Việc này tạo điều kiện thuận lợi để nông dân gieo trồng trên diện tích 70,83 triệu hecta tính đến ngày 18/7. Diện tích này tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Bộ Nông nghiệp và Phúc lợi Nông dân Ấn Độ.
Trong đó, diện tích trồng lúa đạt 17,67 triệu hecta, tăng mạnh 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi chính sách nâng giá thu mua hỗ trợ từ Chính phủ, khiến nông dân mở rộng diện tích gieo cấy.
Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là quốc gia nhập khẩu dầu ăn hàng đầu, đặc biệt là dầu cọ và dầu đậu nành.
Diện tích trồng đậu tương đạt 11,17 triệu hecta, giảm nhẹ so với mức 11,9 triệu hecta cùng kỳ năm ngoái, nhưng đã có xu hướng tăng nhanh trong tuần qua. Ngô được gieo trồng trên 7,1 triệu hecta, cao hơn đáng kể so với 6,17 triệu hecta năm ngoái.
Trong khi đó, diện tích trồng bông giảm 3,4%, xuống còn 9,86 triệu hecta, nhưng cũng đang có dấu hiệu phục hồi gần đây. Việc trồng các loại cây họ đậu tăng 2,3% so với cùng kỳ, lên mức 8,2 triệu hecta.
Một thương nhân ở Mumbai làm việc cho công ty giao dịch nông sản toàn cầu cho biết: “Nông dân có xu hướng mở rộng diện tích trồng lúa vì được Chính phủ thu mua với giá hỗ trợ ổn định, điều mà các loại cây trồng khác không có.
Cho đến nay, thời tiết nhìn chung khá thuận lợi cho cây trồng, ngoại trừ một vài khu vực ở Đông Bắc Ấn Độ. Nếu mưa gió mùa vẫn giữ đà ổn định trong tháng tới, hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một vụ mùa bội thu trên cả nước".
Sau khi đưa ra các dự báo quá lạc quan trong năm 2024, cả OPEC và IEA đã trở nên thận trọng hơn khi cập nhật triển vọng năm 2025, dù số liệu nhập khẩu từ đầu năm cho thấy nhu cầu có thể đang phục hồi mạnh.
Ngày 22/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, trường hợp được áp dụng cơ chế đặc thù khai thác khoáng sản phục vụ dự án trọng điểm theo các nghị quyết của Chính phủ, các mỏ đá tại Đồng Nai sẽ khai thác được gần 4,3 triệu m3 đá, vượt hàng trăm nghìn m3 so với nhu cầu của Dự án sân bay Long Thành. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng chủng loại (sản phẩm) đá phục vụ dự án chưa đủ.
Giá lúa gạo hôm nay (22/7) tại thị trường trong nước ghi nhận mức tăng nhẹ, với gạo nguyên liệu OM18 và cám cùng tăng 50 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu nhích lên 3 USD/tấn, đạt mức 380 USD/tấn.
VASEP dự báo trong tháng 7, xuất khẩu tôm chững lại so với tháng 5, 6 do các đơn hàng "tránh thuế" đã được đẩy đi sớm. Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.