Việt Nam tăng 4 bậc, xếp hạng 106/165 quốc gia, vùng lãnh thổ trong Chỉ số Tự do Kinh tế Thế giới do Viện Fraser tổng hợp. (Ảnh minh hoạ: VOV).
Đầu tuần này, Viện Fraser (Canada) vừa công bố Chỉ số Tự do Kinh tế Thế giới năm 2023 - một thước đo nhằm đánh giá hiệu quả của các chính sách và thể chế hỗ trợ tự do kinh tế.
Viện Fraser cùng các đối tác đưa ra kết quả dựa trên 5 tiêu chí, bao gồm quy mô của chính phủ, hệ thống pháp luật và quyền sở hữu, chính sách tiền tệ, tự do thương mại và hệ thống quy định.
Báo cáo năm nay cho thấy, lần đầu tiên sau 53 năm, Hong Kong (Trung Quốc) đã bị soán ngôi nền kinh tế tự do nhất thế giới. Tiếp quản vị trí số một là Singapore. Nhờ cải thiện về quy mô chính phủ và hệ thống quy định, tổng điểm của Singapore tăng 0,06 so với báo cáo năm ngoái.
Các nền kinh tế có tổng điểm cao tiếp theo là Thụy Sỹ, New Zealand, Mỹ, Ireland, Đan Mạch, Australia, Anh và Canada.
Trong khi đó, 10 quốc gia có xếp hạng thấp nhất là Cộng hoà Congo, Algeria, Argentina, Libya, Iran, Yemen, Sudan, Syria, Zimbabwe và cuối cùng là Venezuela.
Cũng theo báo cáo, Việt Nam xếp hạng 106 với tổng điểm 6,26 - tăng 4 bậc so với báo cáo năm 2022.
Điểm số của Việt Nam có cải thiện ở 4 tiêu chí. Trong đó, hệ thống pháp luật và quyền sở hữu tăng từ 4,96 lên 5,15. Đây là năm đầu tiên Việt Nam đạt trên 5 điểm ở tiêu chí thành phần này. Tính lành mạnh của đồng nội tệ cũng ghi nhận đánh giá tích cực, tăng từ 6,96 điểm lên 7,02.
Xét riêng khu vực Đông Nam Á, Malaysia xếp hạng 56 với 7,19 điểm. Trong khi đó, Thái Lan, Philippines, Indonesia lần lượt xếp hạng 64, 70 và 74. Myanmar xếp 150/165 quốc gia, vùng lãnh thổ với 5,33 điểm.
Theo Viện Fraser, nền tảng của tự do kinh tế là quyền lựa chọn cá nhân, trao đổi tự nguyện, thị trường mở, cũng như các quyền sở hữu được xác định và thực thi một cách rõ ràng.
Khi các cá nhân có quyền tự do kinh tế, họ có thể quyết định hàng hoá và dịch vụ nào sẽ được sản xuất, trao đổi và tiêu thụ khi nào cũng như bằng cách nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Nga và Ukraine ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày và bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết các thoả thuận thương mại với Hàn Quốc và Nhật Bản có thể mất thời gian hơn so với thoả thuận khung với Anh.
Nguồn tin của tờ Bloomberg cho biết các quan chức Mỹ kỳ vọng sau cuộc đàm phán cuối tuần này với giới chức Trung Quốc, Washington và Bắc Kinh sẽ hạ thuế quan đối với hàng hóa của nhau xuống dưới 60%.
Theo các chuyên gia, thoả thuận thương mại mới giữa Mỹ và Anh không được coi là một "thoả thuận đầy đủ và toàn diện" như những gì Tổng thống Donald Trump hứa hẹn.