Từ giữa năm 2022, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) đã dừng mở mới nhà thuốc để điều chỉnh mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, lợi nhuận của chuỗi nhà thuốc An Khang vẫn ảm đạm do cơ cấu sản phẩm không phù hợp.
Do đó, MWG quyết định đóng cửa các nhà thuốc An Khang từ tháng 6 để giảm thiểu lỗ, đồng thời vẫn tìm cách điều chỉnh mô hình kinh doanh nhà thuốc. Từ đầu năm đến nay, MWG đã đóng cửa 200 nhà thuốc (khoảng 40% tổng số cửa hàng) và ghi nhận 326 cửa hàng cuối tháng 10.
Trong buổi gặp nhà đầu tư tháng 11, ông Đoàn Văn Hiểu Em - thành viên HĐQT của MWG, trấn an nhà đầu tư rằng giai đoạn thu gọn mô hình đã hoàn tất. An Khang sắp tới sẽ tập trung hoàn thiện mô hình kinh doanh và không loại trừ việc tìm kiếm các cơ hội gia tăng nguồn lực để phát triển thêm.
Vị này cũng thừa nhận ngành dược phẩm có những đặc thù và thách thức riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng để đạt được hiệu quả tốt trên từng cửa hàng.
Hiện An Khang còn 326 cửa hàng hoạt động với doanh thu trung bình trên mỗi nhà thuốc đã tăng trưởng trở lại giai đoạn tháng 9-10. "Riêng tháng 9, mức lỗ của chuỗi đã giảm một nửa so với trước khi tái cấu trúc", ông Hiểu Em nói.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, CTCP Dược phẩm An Khang - đơn vị chủ quản của nhà thuốc này lỗ sau thuế 321 tỷ đồng 9 tháng, nâng tổng lỗ luỹ kế tính tới cuối quý III lên 982 tỷ đồng.
Tính cả việc đóng cửa các cửa hàng An Khang, SSI Research ước tính doanh thu năm 2024 của chuỗi này khoảng 2.500 tỷ đồng (tăng 16% so với năm ngoái).
Còn doanh thu năm 2025 giảm về còn 2.000 tỷ đồng. MWG vẫn đang gặp khó khăn với mô hình kinh doanh nhà thuốc. Do đó, đơn vị phân tích này dự báo rằng An Khang có thể vẫn chịu lỗ 369 tỷ đồng và 232 tỷ đồng trong giai đoạn 2024 - 2025.
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam nói thương vụ IPO đình đám gần nhất đã diễn ra từ năm 2018, tại Diễn đàn M&A 2024.
Một xu hướng đáng chú ý trong năm 2024 khi các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động M&A, chiếm đến 53% tổng tổng giá trị giao dịch được công bố và gấp đôi giá trị thực hiện của tổng 4 nhà đầu tư lớn tiếp theo.
Các công ty cảng biển lớn như Gemadept và Viconship được dự báo có thêm lợi thế nếu chính quyền Trump tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc, đang chạy đua tăng công suất hoạt động tại các khu vực chiến lược.
Lọc hoá dầu Bình Sơn cho biết PVcomBank sẽ tư vấn, hỗ trợ Lọc hoá dầu Bình Sơn thu xếp nguồn vốn vay với tỷ lệ 40% tổng mức đầu tư của dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.