Các nhà phân phối và thương nhân kim loại tại châu Âu bày tỏ một số quan ngại liên quan đến Cơ chế điều chỉnh carbon tại biên giới (CBAM). Vấn đề này đã được đưa ra tại hội nghị kỷ niệm 75 năm thành lập Eurometal, công ty nghiên cứu thị trường GMK Center dẫn báo cáo của S&P Global.
Những lo ngại chủ yếu xoay quanh việc thiếu minh bạch trong các tiêu chuẩn phát thải, chi phí toàn chuỗi và gánh nặng tài chính dài hạn đối với chuỗi cung ứng.
Theo một nhà phân phối đến từ Đức, hiện tại không ai có thể ước tính biên lợi nhuận sau khi CBAM được triển khai đầy đủ, khiến công tác lập kế hoạch trở nên vô cùng khó khăn.
Các đại biểu tham dự hội nghị cho biết các doanh nghiệp chế biến, chế tạo – đặc biệt là trong các lĩnh vực như ô tô và thiết bị gia dụng – yêu cầu mức giá cố định, nhưng lại không sẵn sàng chấp nhận sự biến động có thể phát sinh từ CBAM. Một số diễn giả cảnh báo nguy cơ gián đoạn nguồn cung trong quý I/2026, khi CBAM bắt đầu phát huy toàn bộ hiệu lực, buộc người mua phải thanh toán các khoản phụ phí bất ngờ.
Theo công ty phân tích GMK Center, việc quản lý quá mức và thiếu quyết đoán đang làm xói mòn niềm tin vào khả năng đạt được các mục tiêu khí hậu và thương mại của châu Âu, các đại biểu nhận định. Đồng thời, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tự mình đối phó với sự bất định mà CBAM mang lại.
Nhiều nhà phân phối phải dựa vào các tập đoàn thương mại lớn để tính toán chi phí điều chỉnh carbon xuyên biên giới cũng như giá thành hàng hóa nhập khẩu.
Họ cũng lưu ý rằng mặc dù thép xanh có tiềm năng thực sự trong quá trình khử carbon, nhưng nhu cầu tiêu dùng hiện vẫn còn yếu do nhận thức chưa rõ ràng về giá trị của loại sản phẩm này và thiếu các chính sách khuyến khích tái chế. Những chính sách đó có thể bao gồm trợ cấp của chính phủ hoặc các quy định về mua sắm xanh.
Ngoài ra, các bên tham gia thị trường nhấn mạnh rằng các cơ chế bảo hộ hiện tại của châu Âu vẫn chưa đủ để ngăn chặn tình trạng hàng nhập khẩu có giá thấp hơn giá thị trường.
Như GMK Center đã đưa tin, Ủy ban châu Âu hiện đang tiến hành tham vấn công khai về cơ chế CBAM. Mục tiêu của cuộc tham vấn là thu thập ý kiến từ các bên liên quan nhằm xây dựng chính sách cho việc mở rộng phạm vi áp dụng cơ chế, các biện pháp chống lẩn tránh và quy định đối với ngành điện. Cuộc tham vấn sẽ kéo dài đến ngày 26/8 năm nay.
Giá lúa gạo hôm nay (8/7) tại thị trường trong nước tiếp tục diễn biến trái chiều giữa các chủng loại. Tại Hàn Quốc, giá gạo đã tăng hơn 13% so với mức trung bình theo mùa do tình trạng thiếu hụt nguồn cung, bắt nguồn từ sản lượng giảm trong năm ngoái.
Hiệp hội Thép Trung Quốc đề xuất đưa phế liệu thép vào danh mục tài nguyên chiến lược, nhằm thúc đẩy tái chế và phát triển ngành thép thân thiện môi trường.
Trưa 8/7, giá vàng trong nước đồng loạt phục hồi mạnh sau phiên điều chỉnh. Vàng miếng SJC bật tăng trở lại mốc 121 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn và nữ trang ghi nhận mức tăng ấn tượng, có nơi lên tới 600.000 đồng/lượng.
Trung Quốc đang gom lượng lớn nickel khi giá xuống thấp, vừa tận dụng cơ hội thị trường, vừa tăng cường dự trữ chiến lược cho các ngành công nghiệp chủ chốt như thép không gỉ và xe điện.