Mức giảm mạnh nhất ghi nhận tại Tây Âu, nơi giá giảm còn 545 euro/tấn xuất xưởng (giảm 5,2% so với ngày 27/6), và tại Italy, giá giảm xuống 525 euro/tấn (giảm 3,7%). Tại Nam Âu, giá nhập khẩu giảm còn 465 euro/tấn CIF (giảm 2,1%), phản ánh nhu cầu yếu và tình trạng dư cung, theo công ty tư vấn GMK Center.
GMK Center cho biết hoạt động mua hàng trong tháng nhìn chung khá trầm lắng. Nhu cầu vẫn yếu ở cả thị trường nội địa và nhập khẩu, trong khi thời gian giao hàng ngắn từ các nhà sản xuất cho thấy lượng đơn đặt hàng không đủ.
Lượng lớn thép nhập khẩu từ châu Á – đặc biệt là từ Indonesia, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ – được chào bán với giá rất thấp, chỉ từ 450–490 euro/tấn CIF. Tuy nhiên, ngay cả mức giá hấp dẫn này cũng không đủ để thúc đẩy hoạt động dự trữ hàng.
Tại một số khu vực như Tây Ban Nha, tình hình có phần ổn định hơn nhờ nhu cầu từ ngành ô tô. Trong khi đó, tại các quốc gia như Đức, Bỉ và Pháp, các trung tâm dịch vụ thép vẫn thận trọng trong chiến lược mua hàng, chủ yếu tập trung vào các đơn hàng nhỏ và chọn lọc từ thị trường nhập khẩu.
Một yếu tố chính gây sức ép lên giá cả là việc chuẩn bị áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2026. Việc dự báo các loại thuế mới cùng với việc giảm hạn ngạch nhập khẩu theo biện pháp phòng vệ thương mại sửa đổi của EU đang tạo ra nhiều bất ổn, buộc người mua phải thận trọng hơn với các hợp đồng dài hạn.
Dù thị trường vẫn mang sắc thái bi quan, nhưng trong nửa cuối tháng 7 đã xuất hiện những tín hiệu đầu tiên của sự thay đổi tâm lý. Các trung tâm dịch vụ thép đã nối lại việc mua hàng nhập khẩu để bổ sung tồn kho trước mùa thu, tạo ra chút khởi sắc – nhất là trong bối cảnh dự báo giá sẽ tăng trở lại vào tháng 9.
Một số thương nhân cho biết đã ký kết các hợp đồng với nhà cung cấp châu Á ở mức giá thấp tới 440 euro/tấn CIF, giúp các trung tâm gia công cải thiện biên lợi nhuận.
Ngày 23/7, công ty ArcelorMittal đã nỗ lực đảo chiều xu hướng khi công bố tăng giá cơ bản thêm 30 euro/tấn lên mức 590 euro/tấn (giao hàng trong tháng 10).
Tuy nhiên, phản ứng từ thị trường khá dè dặt, với phần lớn người mua tỏ ra nghi ngờ khả năng nhà sản xuất duy trì được mức giá mới, nhất là khi nhu cầu vẫn còn yếu. Giới phân tích và thương nhân nhận định: khối lượng đơn hàng giảm, tình trạng dư cung và thiếu sự phục hồi thực sự về nhu cầu đang tạo ra nguy cơ giá tiếp tục chịu áp lực.
Tổng thể, GMK Center cho rằng thị trường HRC trong tháng 7 vẫn theo chiều hướng giảm, với kỳ vọng phục hồi ở mức vừa phải trong tháng 9–10, khi các hạn chế nhập khẩu mới và cơ chế CBAM chính thức được triển khai. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn là yếu tố then chốt, và nếu không có cải thiện rõ rệt từ phía người mua, thị trường khó có thể ổn định trong trung hạn.
UBND tỉnh Phú Thọ vừa yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan tập trung cao độ, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ nhằm bảo đảm tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 81/CĐ-TTg ngày 3/6/2025, hoàn thành thi công và đóng điện trước ngày 19/8/2025.
Liên quan đến thông tin Đập hồ Thủy điện Bản Vẽ ( miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An) bị vỡ, chiều ngày 27/7, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã chính thức bác bỏ thông tin này; đồng thời khẳng định đây là thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
Hai hiệp hội ngành gạo và cà phê vừa kiến nghị Thủ tướng loại gạo và cà phê nhân ra khỏi danh mục hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% từ ngày 1/7.
Với diễn biến thị trường tuần vừa qua, các chuyên gia dự báo giá heo hơi sẽ tiếp đà giảm trong tuần tới do thị trường vẫn đang giữ xu hướng đi xuống.