So với cuối tuần trước, giá heo hơi tại các tỉnh, thành phố phía Bắc đã giảm từ 2.000 - 4.000 đồng/kg trong tuần vừa qua. Hiện tại, các thương lái tại khu vực này đang thu mua heo hơi trong khoảng 60.000 - 62.000 đồng/kg.
Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng và Hưng Yên là hai địa phương có giá heo hơi cao nhất khu vực, đạt 62.000 đồng/kg. Lai Châu và Sơn La giao dịch tại mức 60.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Heo hơi tại các tỉnh còn lại trong vùng giữ giá 61.000 đồng/kg.
Sau điều chỉnh giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg trong tuần qua, miền Trung hiện là khu vực có giá heo hơi thấp nhất cả nước, với mức 59.000 đồng/kg xuất hiện tại Quảng Trị và Gia Lai. Theo đó, giá heo hơi tại khu vực này hiện dao động từ 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Lâm Đồng là địa phương duy nhất ghi nhận mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Tại các tỉnh, thành phố còn lại, heo hơi được bán ra với giá từ 60.000 - 61.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại thị trường phía Nam cũng giảm từ 1.000 - 3.000 đồng/kg trong tuần qua. Khảo sát mới nhất cho thấy giá heo hơi tại khu vực này hiện dao động từ 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Cụ thể, TP HCM, Cần Thơ, Tây Ninh và Cà Mau là những địa phương có giá heo hơi đạt 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Theo sát đó là các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp và An Giang với giá heo hơi đạt 63.000 đồng/kg. Vĩnh Long mua bán heo hơi tại mức 62.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Nhìn chung, giá heo hơi đã giảm khá nhanh tại cả ba miền trong tuần vừa qua. Hiện tại, heo hơi tại các địa phương đang được bán ra với giá từ 59.000 - 64.000 đồng/kg.
Với diễn biến thị trường tuần vừa qua, các chuyên gia dự báo giá heo hơi sẽ tiếp đà giảm trong tuần tới do thị trường vẫn đang giữ xu hướng đi xuống.
TTXVN đưa tin, ngày 23/7, ông Vũ Mạnh Định, Chủ tịch UBND phường Hội Phú, tỉnh Gia Lai cho biết, lực lượng chức năng đã tiến hành thu gom, xử lý hết xác heo chết bị vứt tại khu vực suối Hội Phú, đồng thời chỉ đạo công an vào cuộc điều tra, xác minh sự việc.
Trước đó, khoảng 18h ngày 22/7, UBND phường Hội Phú nhận được phản ánh từ người dân về việc phát hiện nhiều xác heo phân hủy, bốc mùi, nổi lềnh bềnh trên mặt nước đoạn giáp đường Nguyễn Trung Trực, suối Hội Phú.
Đến 20h, mặc dù mưa to, thời tiết bất lợi, song lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, ghi nhận 7 xác heo trôi dạt tại khu vực gầm cầu đường Nguyễn Tri Phương, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và phát tán dịch bệnh. Ngay sau đó, lãnh đạo phường đã chỉ đạo lực lượng chức năng trục vớt, thu gom toàn bộ số xác heo, trong đó nhiều con đã bị phân hủy nên quá trình thu gom gặp khó khăn.
UBND phường Hội Phú đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan khẩn trương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; trong đó, Phòng Kinh tế hạ tầng và Đô thị được giao kiểm tra, giám sát các hộ chăn nuôi, hướng dẫn vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng và phối hợp xử lý ổ dịch nếu phát hiện.
Công an phường tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán heo và truy tìm, xử lý nghiêm các hành vi vứt xác heo ra môi trường. Ban Chỉ huy Quân sự hỗ trợ tiêu độc, tiêu hủy heo bệnh, tham gia tuyên truyền phòng dịch. Các tổ chức chính trị - xã hội, trưởng thôn, tổ dân phố được giao tuyên truyền sâu rộng, thống kê đàn heo, giám sát tình hình dịch tễ và báo cáo kịp thời. Người dân được khuyến cáo chủ động báo chính quyền khi phát hiện heo ốm, chết; không giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ heo bệnh.
Được biết, vào ngày 20/7, tại khu vực đường Trần Can thuộc địa bàn xã Gào, tỉnh Gia Lai, người dân cũng đã phát hiện một xác heo chết bị vứt ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. UBND xã Gào đã chỉ đạo kiểm tra, thu gom, xử lý, đồng thời yêu cầu các hộ chăn nuôi cam kết không vứt xác heo chết bừa bãi. Chính quyền địa phương đã phát đi cảnh báo để nâng cao ý thức phòng chống dịch trong cộng đồng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi trên địa bàn và nguy cơ lây lan từ các tỉnh giáp ranh, chính quyền tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc nhằm kiểm soát, khống chế và xử lý triệt để dịch bệnh, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống người dân.
Tỉnh Gia Lai cũng đã ban hành Công điện 01/CĐ-UBND yêu cầu các sở, ngành liên quan và chính quyền 135 xã, phường trên địa bàn tỉnh khẩn trương vào cuộc, hành động bằng tinh thần trách nhiệm cao nhất, không để dịch bệnh lan rộng.
Cùng với đó, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vứt xác động vật chết ra môi trường.
Tỉnh Gia Lai khuyến cáo người dân không giấu dịch, không bán chạy heo bệnh; thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng trại, báo ngay cho chính quyền hoặc thú y cơ sở khi phát hiện heo ốm, chết bất thường. Đồng thời, yêu cầu tăng cường tuyên truyền, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, buôn bán heo và sản phẩm từ heo, chủ động khống chế dịch nếu xảy ra.
Trong tháng 7, thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) tại châu Âu tiếp tục ảm đạm, với mức giá chung giảm từ 2–6%, tùy theo khu vực.
Nhà sản xuất thép Brazil Usiminas bày tỏ lo ngại rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp mức thuế 50% đối với hàng hóa từ quốc gia Nam Mỹ này sẽ làm gia tăng rủi ro cho các khách hàng xuất khẩu của hãng, theo Bloomberg.
Trong tuần qua, giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long hầu hết tiếp tục đi ngang. Song thị trường đang có tín hiệu thương nhân tăng cường thu mua lúa gạo từ nông dân để phục vụ cho các hợp đồng trong tương lai.
Tổng kết tuần qua, giá tiêu trong nước giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg so với tuần trước. Doanh nghiệp trong ngành nhận định rằng trong ngắn hạn, giá hồ tiêu sẽ chưa có nhiều biến động lớn do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố địa chính trị, thương mại và lượng tồn kho tại một số thị trường lớn.