Bloomberg dẫn số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia công bố hôm Chủ nhật (27/7) cho biết, tính đến giữa năm, tổng lợi nhuận của ngành luyện kim đen đã tăng gần 14 lần so với cùng kỳ năm ngoái, dù xuất phát từ mức nền rất thấp.
Biên lợi nhuận cải thiện trong tháng 6 nhờ các nhà máy cắt giảm sản lượng, trong khi chi phí nguyên vật liệu nhìn chung thấp hơn giá bán sản phẩm.
Trung Quốc tiếp tục đạt thêm tiến triển trong tháng 6 trong nỗ lực giải quyết tình trạng dư cung các mặt hàng công nghiệp chủ chốt, với sản lượng thép thô ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 10 tháng qua – dẫn đầu đà suy giảm trong nhóm vật liệu xây dựng.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia công bố ngày thứ Ba, sản lượng thép thô trong tháng 6 giảm 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 83,2 triệu tấn. Tính chung 6 tháng đầu năm, sản lượng thép thô rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020 và giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng xi măng giảm 5,3% trong tháng và sản lượng kính xây dựng giảm 4,5%.
Mức độ tăng trưởng sản lượng thép của Trung Quốc qua từng tháng từ năm 2020 đến tháng 6/2025 (Đơn vị: % so với cùng kỳ năm ngoái, nguồn:Cục Thống kê Quốc gia, Bloomberg)
Ngành thép Trung Quốc đã trải qua giai đoạn khó khăn trong vài năm qua do sự sụp đổ của thị trường bất động sản – nguồn cầu chính trong quá khứ. Điều này khiến lĩnh vực thép trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến dịch chống “cạnh tranh tiêu cực” (anti-involution) của Bắc Kinh, vốn đang được đẩy mạnh trong những tuần gần đây.
Dù các nhà máy từng nhiều lần tránh được việc bị áp hạn mức sản lượng thực chất, hiện giới hoạch định chính sách đang ngày càng quyết liệt hơn trong việc kiềm chế tình trạng cạnh tranh thái quá trên toàn nền kinh tế.
Các biện pháp cụ thể để hạn chế dư thừa công suất vẫn đang được xem xét, dù thực tế là nhiều nhà máy đã đi trước một bước khi chủ động cắt giảm sản lượng đáng kể trong tháng 6. Điều này đã kéo sản lượng nửa đầu năm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020, khiến khả năng chính phủ có cần can thiệp thêm hay không vẫn là một dấu hỏi bỏ ngỏ.
Cùng lúc đó, nhu cầu tiêu thụ cũng ghi nhận sự cải thiện. Theo Bloomberg Intelligence, tiêu dùng thép trong nửa đầu năm đã tăng 4,3%, được dẫn dắt bởi lĩnh vực ô tô và máy móc. Dù xây dựng vẫn là điểm yếu, xuất khẩu thép vẫn giữ được đà tăng trưởng bất chấp những trở ngại thương mại.
Triển vọng thị trường càng trở nên sáng sủa hơn nhờ kỳ vọng vào làn sóng đầu tư mới, đặc biệt từ dự án xây dựng siêu đập thủy điện ở Tây Tạng. Theo UBS, hiện đã có hơn 60% doanh nghiệp thép có lãi, so với chỉ 30% vào tháng 7/2024.
Dù vậy, đà tăng của chi phí nguyên vật liệu – đặc biệt là than luyện cốc – có thể là yếu tố rủi ro mới đe dọa lợi nhuận của ngành trong thời gian tới.
Thị trường lúa gạo trong nước tiếp tục chuyển biến tích cực trong đầu tuần này, với gạo nguyên liệu tăng thêm 100 – 200 đồng/kg. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong phiên giao dịch gần nhất đã giảm xuống còn 378 USD/tấn.
Giá sầu riêng hôm nay (28/7) giảm tại hầu hết các khu vực thu mua chính trên cả nước, với mức giảm là 1.000- 6.000 đồng/kg.
Phiên giao dịch đầu tuần ngày 28/7, thị trường vàng trong nước diễn biến trầm lắng sau chuỗi ngày biến động mạnh. Giá vàng miếng SJC tiếp tục đi ngang ở mốc 121,1 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn 24K và nữ trang cũng ổn định trở lại tại nhiều hệ thống lớn sau khi giảm sâu vào cuối tuần trước.
Nửa đầu năm 2025, xuất khẩu tôm sang EU đạt hơn 252 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết EU đang dần trở thành "vùng trú ẩn" mới của các nhà xuất khẩu tôm quốc tế.