Ngành TMĐT, nhất là nghiệp vụ phân phối hàng hóa của các sàn luôn được đánh giá là lĩnh vực khó khăn và phức tạp bởi hai nguyên do: tính cạnh tranh rất cao và công việc làm hoài không hết do phải phối kết hợp với nhiều bên như người bán – người giao hàng – người mua – KOLs/KOCs…
Thời gian gần đây, với rất nhiều quy định mới liên quan đến sáp các nhập tỉnh thành, kê khai thuế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng việc chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, quản lý KOLs/KOC…; khối lượng công việc của các sàn TMĐT ở Việt Nam đang tăng với cấp số nhân.
Trong tất cả, Shopee sẽ là sàn TMĐT vất vả nhất, vì thị phần của họ lớn nhất, nền tảng giao hàng SPX cũng mạnh nhất, có thanh toán trực tiếp. Bên cạnh đó, dù hệ thống của Tiki và Lazada giống Shopee, với đội giao nhận riêng là Lazada Express/TikiNow cũng như có thanh toán trực tiếp; song thị phần của cả hai giờ khá hạn chế.
TikTok Shop đang là một thế lực mới trong ngành, nhưng vì họ chưa có thanh toán trực tiếp cũng như chưa có đội vận chuyển riêng nên sẽ nhẹ gánh hơn Shopee.
Thống kê thị phần các sàn TMĐT của Metric trong 6 tháng đầu năm 2025. (Ảnh chụp màn hình)
Theo “Báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến nửa đầu năm 2025 & Dự báo quý III/2025” do Nền tảng dữ liệu Metric.vn phát hành mới đây, trong 6 tháng đầu năm 2025, người tiêu dùng Việt Nam đã chi tổng cộng 202.300 tỷ đồng để mua sắm trên 4 nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) bao gồm Shopee, Lazada, Tiki và TikTok Shop.
Theo đó, Shopee vẫn đang tiếp tục dẫn đầu cuộc chơi sàn TMĐT với thị phần chiếm 58%, TikTok Shop chiếm 39%, Lazada và Tiki cộng lại là 3%.
Nghị định 117/2025 của Chính phủ quy định, sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải khấu trừ, nộp thuế thay khoản thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cho người bán (hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) trên sàn. Các khoản thuế trên sẽ được khấu trừ ngay khi đơn hàng được khởi tạo và người mua chấp nhận thanh toán. Từ 1/7 là quy định nói trên có hiệu lực.
“Từ ngày 1/7, các sàn TMĐT có chức năng thanh toán, có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay các nhà bán hàng. Tuy nhiên, vì TikTop Shop chưa có chức năng thanh toán nên họ không có trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay, các nhà bán hàng phải tự kê khai và tự nộp thuế”, ông Đặng Văn Thành – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế Thương mại điện tử, Cục thuế Bộ Tài chính cho biết trong tọa đàm online với chủ đề "1001 câu hỏi về thuế từ 1/7" do VTV Index tổ chức hôm 3/7/2025.
Trả lời cho câu hỏi: “Thông tin doanh thu ở sàn là 100 triệu đồng mà người bán tự kê khai chỉ 80 triệu đồng” thì phải làm sao?", ông Đặng Văn Thành đề nghị hộ kinh doanh nên đến cơ quan thuế để làm việc lại. Sau đó, cơ quan thuế và hộ kinh doanh sẽ căn cứ số liệu giữa hai bên để đối chiếu, giải quyết vấn đề. Thường thì các sàn TMĐT sẽ khấu trừ và nộp thuế thay hộ kinh doanh dựa trên từng giao dịch của hộ kinh doanh phát sinh qua sàn.
Bà Nguyễn Thị Minh Hiền – Phó trưởng ban Chính sách Thuế Quốc tế (Ảnh chụp màn hình)
“Để tránh tình trạng sàn TMĐT tính doanh thu không chính xác, các tiểu thương hoặc hộ kinh doanh cần cung cấp đầy đủ ngành nghề kinh doanh cũng như loại hàng hóa dịch vụ niêm yết trên sàn TMĐT một cách rõ ràng – chi tiết.
Việc tính thuế và khấu trừ là trên cơ sở từng ngành nghề - lĩnh vực, nên các sàn TMĐT cần có thông tin chính xác từ nhà bán để khấu trừ đúng và đủ theo quy định”, bà Nguyễn Thị Minh Hiền – Phó trưởng ban Chính sách Thuế Quốc tế, Cục thuế Bộ Tài chính bổ sung.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ Số (eComDX), Bộ Công Thương cũng đã có nhiều chia sẻ đáng chú ý về dự thảo Luật Thương mại điện tử trong TikTok Shop Vietnam Summit 2025. Nếu dự thảo này được Chính phủ bấm nút đồng ý vào tháng 10 tới, thì nhiều khả năng nó sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026.
“Trong những năm trước, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích để ngành TMĐT phát triển bùng nổ; còn trong năm 2026, sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn. Chính phủ sẽ có những quy định về pháp luật chặt chẽ hơn về thuế, bảo vệ người tiêu dùng, quảng cáo…”, ông Nguyễn Hữu Tuấn cho hay.
Và mặc dù Luật Thương mại điện tử vẫn chưa được thông qua, song định hướng này đã được các cơ quan quản lý đã thể hiện thông qua hai văn bản phạt Tiki và Shopee gần đây.
Ngày 21/7, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH SPX Express.
Theo quyết định, Công ty TNHH SPX Express bị xử phạt số tiền 200 triệu đồng. Hành vi vi phạm được xác định là "đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác". Hành vi này vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh.
TikiNow đã bịỦy ban Cạnh tranh Quốc gia xử phạt 200 triệu. (Ảnh: TikiNow)
Trước đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh với Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics (TikiNow). Theo đó, doanh nghiệp này bị phạt 200 triệu đồng khi quảng cáo "độ phủ giao hàng toàn quốc 100%; đơn hàng giao mỗi ngày lên tới 1.000.000+; 100,000+ đơn hàng xử lý mỗi ngày".
Theo Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, việc đưa thông tin như trên đã gây nhầm lẫn về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút khách hàng của đơn vị khác. Việc này vi phạm quy định tại Luật Cạnh tranh.
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, nếu dự thảo Luật Thương mại điện tử được thông qua, trách nhiệm của các sàn TMĐT là rất nặng nề. Bởi, ngoài nộp thuế giúp các nhà bán hàng, các sàn TMĐT phải chịu trách nhiệm liên đới nếu các nhà bán hàng trên nền tảng của mình vi phạm pháp luật.
Ông cho biết, Dự luật yêu cầu các chủ sàn phải xiết chặt thông tin – chất lượng – nguồn gốc của sản phẩm. Tương đương với việc các nền tảng TMĐT phải có công cụ kiểm tra – kiểm soát với các thông tin hiển thị trên sàn. Nếu các cơ quan chức năng phát hiện một gian hàng vi phạm pháp luật, các sàn TMĐT có trách nhiệm gỡ bỏ hàng hóa – gian hàng vi phạm pháp luật trong vòng 24h.
Ngoài ra, các sàn phải lưu trữ dữ liệu người bán hàng, thông tin hợp đồng dịch vụ - hàng hoá, trong một năm. Nội dung livestrem của người bán hàng cũng phải lưu lại một năm. Những quy định này nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm pháp lý của chủ sàn, người bán hàng, người livestream.
Cũng theo ông, Dự luật này còn yêu cầu các sàn TMĐT cấp quyền cho người bán để họ có thể truy cập các thông tin/dữ liệu về hợp đồng và người mua trên các sàn. Ngoài ra, các sàn TMĐT phải để các nhà bán tự do lựa chọn hãng logistics và kênh thanh toán mà họ thích.
Trước đây, các sàn hay ưu tiên hiển thị hoặc ưu tiên xuất hiện khi người mua tìm kiếm, cho những DN đóng nhiều tiền; với Dự luật này, điều đó không được phép nữa.
Ở khía cạnh khác, các nền tảng TMĐT phải thông báo trước 5 ngày với các nhà bán hàng trong trường hợp có bất cứ những áp đặt – hạn chế nào của sàn lên sản phẩm hoặc tài khoản của họ, ví dụ như hạn chế hiển thị hàng hóa hoặc khóa tài khoản; trừ khi người bán vi phạm pháp luật.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ Số (Ảnh:eComDX)
“Có thể thấy, sắp tới, trách nhiệm của các sàn TMĐT là rất nặng nề, khi họ phải ra những bộ công cụ - chính sách để quản lý sự minh bạch của hàng hóa – nhà bán hàng, giải quyết tranh chấp khiếu nại trong đánh giá ở cả người mua lẫn người bán, cho phép nhà bán hàng truy cập - lưu trữ dữ liệu của họ trên sàn... Các sàn TMĐT sẽ chịu trách nhiệm pháp lý liên đới nếu người bán trên sàn vi phạm pháp luật.
Vậy nên, nhiều khả năng, các sàn TMĐT sẽ ra những quy định khó khăn hơn trong quan hệ hợp tác với đối tác bán hàng trong thời gian tới.”, Giám đốc eComDX nhận định.
Tuy nhiên, ông cho rằng, tất cả là cần thiết. Sắp tới, trên các sàn TMĐT chỉ còn những nhà bán hàng ngay thẳng, chân chính; có khả năng đồng hành cùng ngành TMĐT một cách bền vững.
TP. HCM, cụ thể là Trung tâm Tư vấn Ứng dụng Kinh tế (thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM - HIDS), vừa ra mắt "Đề án chuyển đổi xe hai bánh từ xăng sang điện cho tài xế công nghệ và giao hàng tại TP. HCM".
Theo ước tính của nhóm nghiên cứu từ Trung tâm, sau khi áp nhập, TP. HCM hiện có khoảng 400.000 tài xế công nghệ đang chạy xe xăng để giao hàng hằng ngày. Sở dĩ đây nhóm này được ưu tiên chuyển đổi, vì họ di chuyển nhiều nhất trong một ngày, với khoảng 80km – 120km.
Lộ trình chuyển đổi phương tiện sẽ chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 - đến tháng 12/2025: phấn đấu đạt 120.000 (30%) xe xăng chuyển sang xe điện. Giai đoạn 2 - đến tháng 12/2026, tổng lượng xe điện dùng cho vận chuyển người/hàng sẽ đạt 50%.
Giai đoạn 3 - đến tháng 12/2027, lượng sẽ điện sẽ đạt 80%. Giai đoạn 4 - đến tháng 12/2029 đạt 100%, tất cả xe máy dùng để giao nhận tại địa bàn TP. HCM đều là xe điện.
Trước mắt, nhóm nghiên cứu đề xuất các nền tảng công nghệ giao nhận ngừng ký hợp đồng mới đối với xe máy xăng tham gia dịch vụ tại TP. HCM từ tháng 1/2026. Từ tháng 12/2029, thành phố cấm hoàn toàn xe xăng chạy dịch vụ vận tải và giao hàng trên địa bàn.
Trong quá khứ, Lazada Express đã từng đầu tư vào xe đạp điện và xe máy điện để giao hàng – với số lượng khoảng 100 xe máy điện Selex Motors trong năm 2023. Song kể từ đó đến nay, LEX chưa thông tin gì thêm về quá trình chuyển đổi từ xe xăng qua xe điện của họ. Phần Shopee (bao gồm SPX và ShopeeFood) và Tiki, cả hai cũng chưa từng đề cập đến chuyện chuyển đổi xe xăng qua xe điện trong các hoạt động của mình.
Trong báo cáo công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2025 được Bộ Xây dựng phát hành ngày 28/7 khẳng định, nhìn chung, giá bất động sản, nhà ở tại các địa phương cơ bản ổn định, một số khu vực dự án có mức tăng nhẹ so với quý I/2025.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đang gây chú ý khi đề xuất tính thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ, với mức cao nhất lên tới 10%, cao gấp 5 lần so với mức thuế cố định 2% hiện hành.
Để tránh đầu cơ, thổi giá, Bộ Xây dựng ủng hộ Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành chính sách thu thuế phần chênh lệch giữa các lần giao dịch nhà đất.
Giai đoạn 2020 - 2024, các đơn vị thành viên hoặc công ty có liên quan đến nhóm Bamboo Capital đã huy động lượng lớn trái phiếu để mở rộng quỹ đất, phát triển dự án.