Khi cô dâu tương lai Arpita Agarwal ghé vào một trong những chợ vàng lớn nhất Ấn Độ hồi đầu tuần để mua trang sức truyền thống cho khách mời dự lễ cưới - dây chuyền cho nam và nhẫn cho nữ, mức giá cao ngất ngưởng đã khiến cô phải nghĩ lại.
“Chúng tôi muốn tìm quà cho đám cưới, nhưng mọi lựa chọn đều vượt quá ngân sách của chúng tôi. Chúng tôi có lẽ sẽ tặng tiền mặt hoặc sẽ thử quay lại đây khi vào thời điểm sát ngày cưới", Arpita Agarwal, 24 tuổi, nói khi đang xem trang sức trong dãy cửa hàng chật kín.
Lễ hội Akshaya Tritiya của người Hindu và Jain là một trong những dịp thiêng liêng nhất ở Ấn Độ, là mùa cưới, thời điểm đầu tư và mua vàng. Mua vàng trong dịp này được tin là sẽ mang lại thịnh vượng, may mắn và thành công. Tuy nhiên, giá vàng tăng hơn 25% từ đầu năm đến nay, sau khi tăng tương tự trong năm 2024, khiến nhiều người phải dừng lại và cân nhắc thêm.
Tuần trước, lần đầu tiên ở Ấn Độ - thị trường vàng lớn thứ 2 thế giới - giá vàng vượt ngưỡng 100.000 rupee/10g (1.172 USD), theo đà tăng của giá vàng thế giới, chủ yếu do lo ngại về chiến tranh thương mại, bất ổn địa chính trị và ngân hàng trung ương các nước tăng cường mua vào.
Các công ty trang sức lớn nhất của Ấn Độ đã tung ra các bộ sưu tập đặc biệt cho lễ hội Akshaya Tritiya. Một số công ty thậm chí còn giảm giá và chương trình trả góp, cho phép khách hàng chỉ phải trả 5.000 rupee mỗi tháng. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh vẫn rất trì trệ.
Khách hàng xem trang sức vàng trong một cửa hàng ở New Delhi.
“Giá vàng ở mức cao và lối sống thay đổi khiến nhu cầu trang sức vàng mỹ nghệ tăng lên. Khách hàng ngày càng kỹ tính hơn, chú trọng nhiều hơn vào tiêu chuẩn chất lượng và độ tinh khiết, thiết kế và ưu đãi", ông MP Ahammed, chủ tịch Malabar Gold & Diamonds với khoảng 400 cửa hàng bán lẻ ở hàng chục quốc gia, cho biết.
Doanh số bán trang sức vàng tại Ấn Độ trong tháng 3 giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Hiệp hội Vàng và Trang sức Ấn Độ. Công ty Crisil Ratings Ltd. dự báo doanh số bán trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2026 sẽ giảm tới 11%.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Ấn Độ chiếm gần 30% tổng nhu cầu trang sức vàng, vàng miếng và vàng xu toàn cầu.
Trong khu chợ Chandni Chowk có lịch sử hàng trăm năm chuyên mua bán vàng, nước hoa, giày dép, quần áo, phụ kiện đám cưới, các gian hàng san sát nhau, nhưng ngay cả giờ cao điểm mua sắm, một số thợ kim hoàn vẫn ngồi không.
Sanjay Singh, 35 tuổi, chuyên kéo xe trong chợ, là một trong số những người cảm nhận được tác động khi giá vàng ở mức cao. Thông thường, với khoản tiền kiếm được từ việc vận chuyển hàng hóa cho các cửa hàng, Sanjay Singh thỉnh thoảng vẫn mua được vàng và gửi về cho gia đình như một khoản tiết kiệm.
"2-3 tháng qua, tôi không thể mua được chút vàng nào, ngay cả khi các cửa hàng giảm giá", Sanjay Singh cho biết.
Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng toàn cầu quý I năm nay lên cao nhất kể từ năm 2016 khi giới đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh bất ổn kinh tế và lo ngại chính sách của Mỹ.
Các nhà trồng cà phê tại Indonesia cảnh báo rằng sản lượng đang suy giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng, đe dọa biến quốc gia xuất khẩu này thành nước nhập khẩu ròng trong vài năm tới, theo Nikkei Asia.
Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai nước mua nhiều nhất cá tra Việt Nam, trong đó sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Giá cao su tự nhiên tại Thái Lan đang giảm mạnh, trong bối cảnh những bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng do các mức thuế thương mại từ Mỹ. Điều này làm suy yếu nhu cầu tiêu dùng đối với xe ô tô mới, theo Nikkei Asia.