Theo số liệu của WGC, trong 3 tháng đầu năm nay, tổng nhu cầu vàng toàn cầu đạt 1.206 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2016.
Một trong những động lực chính đẩy tăng nhu cầu vàng là dòng vốn ồ ạt đổ vào các quỹ ETF vàng, khi tăng đến 170% trong quý I lên 552 tấn, ngang bằng nhu cầu trong quý I/2022 khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine.
Riêng quý I/2025, lượng vàng các quỹ ETF nắm giữ tăng thêm 226 tấn, nâng tổng lượng nắm giữ lên 3.445 tấn, cao nhất kể từ tháng 5/2023, nhưng vẫn thấp hơn mức lịch sử 3.929 tấn hồi tháng 11/2020. Do giá vàng liên tục lập đỉnh từ đầu năm đến nay, tổng giá trị tài sản quản lý (AUM) của các quỹ ETF vàng trong 3 tháng đầu năm lên cao nhất từ trước đến nay, đạt 345 tỷ USD.
Bên cạnh đó, nhu cầu vàng miếng và vàng xu cùng kỳ đạt 325 tấn, tăng 3% so với quý I năm ngoái, và cao hơn 15% so với mức bình quân 5 năm qua. Trung Quốc là thị trường dẫn dắt xu hướng này khi chiếm 38% tổng nhu cầu vàng miếng và vàng xu trong quý I với 124 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng vàng mua vào của ngân hàng trung ương các nước trong quý đầu năm nay chỉ đạt 243,7 tấn, giảm 21% so với 309,9 tấn trong quý I/2024, nhưng chỉ thấp hơn 9% so với mức trung bình 3 năm qua.
WGC nhận định, trong bối cảnh kinh tế và địa chính trị toàn cầu bất ổn, vàng vẫn là lựa chọn hàng đầu trong danh mục dự trữ ngoại hối của các quốc gia.
Nhu cầu trang sức vàng trong quý I năm nay giảm 21% xuống 380 tấn do giá vàng ở mức cao kéo giảm sức mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do giá tăng nên giá trị trang sức vàng trong quý I lại tăng 9% lên 35 tỷ USD.
Nguyên nhân chính khiến nhu cầu trang sức vàng giảm là tại Trung Quốc, lượng vàng trang sức tiêu thụ trong quý I giảm tới 32% chỉ đạt 125,3 tấn, ghi nhận mức thấp nhất 5 năm qua.
WGC cho rằng khả năng chi trả vẫn là yếu tố chính ảnh hưởng đến tiêu thụ trang sức vàng. Nếu giá vàng tiếp tục tăng trong khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhu cầu trang sức vàng sẽ giảm sâu hơn nữa.
Dù ít được chú ý song lĩnh vực công nghệ cũng sử dụng 80,5 tấn vàng trong quý I, gần như không thay đổi so với năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng cao cấp vẫn ổn định, phần nào phản ánh sức khỏe kinh tế toàn cầu chưa quá tiêu cực.
Chỉ có 1,4% gạo dự trữ của Chính phủ Nhật Bản được bán thông qua đấu giá vào tháng 3 đến được các nhà bán lẻ. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản công bố ngày 30/4.
Giá vàng liên tục tăng mạnh từ đầu năm khiến nhiều người dân Ấn Độ phải cân nhắc lại truyền thống mua vàng trong mùa lễ hội Akshaya Tritiya. Dù các cửa hàng vàng tung ra nhiều ưu đãi và chương trình trả góp, sức mua vẫn yếu, khiến thị trường vàng sôi động bậc nhất thế giới trở nên trầm lắng, theo Bloomberg.
Các nhà trồng cà phê tại Indonesia cảnh báo rằng sản lượng đang suy giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng, đe dọa biến quốc gia xuất khẩu này thành nước nhập khẩu ròng trong vài năm tới, theo Nikkei Asia.
Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai nước mua nhiều nhất cá tra Việt Nam, trong đó sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.